Tag

Hoạt động khai thác cát đang phá hủy dòng sông Mekong

Nhìn ra thế giới 06/02/2020 13:54
aa
TTTĐ - Một cuộc khủng hoảng do khai thác cát "vô tội vạ" đang nhấn chìm sông Mekong. Hai bên bờ có nguy cơ sụt lở do hoạt động khai thác cát quá mức đã khiến nửa triệu người đứng trước khả năng mất nhà cửa.

Hoạt động khai thác cát đang phá hủy dòng sông Mekong

Khai thác cát quá mức tại lưu vực sông Mekong sẽ gây ra xói mòn (Ảnh: Stephen Darby)

Nhu cầu cát quá lớn

Toàn bộ hệ sinh thái của dòng sông Mekong đang bị đe dọa. Tất cả chỉ vì nhu cầu cát khai thác cát vẫn còn rất lớn của thế giới.

Khai thác từ lòng sông Mekong, cát là một trong những tài nguyên được tìm kiếm nhiều nhất trên trái đất. Với 50 tỷ tấn được nạo vét trên toàn cầu mỗi năm, nó đã trở thành ngành công nghiệp khai khoáng lớn nhất hành tinh.

Từ đường cao tốc đến bệnh viện, cát là thành phần thiết yếu cho các ngành công nghiệp đa dạng như mỹ phẩm, phân bón, sản xuất thép và đặc biệt là xi măng.

Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc (UN), nhu cầu cát đã tăng gấp ba lần trong hai thập kỷ qua. Quá trình này được thúc đẩy bởi các cuộc chạy đua xây dựng thị trấn và thành phố mới.

Sự bùng nổ của ngành xây dựng đã dẫn đến nhu cầu cát toàn cầu tăng cao. Ảnh: Getty
Sự bùng nổ của ngành xây dựng đã dẫn đến nhu cầu cát toàn cầu tăng cao. Ảnh: Getty

“Mỗi năm, chúng ta khai thác đủ cát để xây dựng một bức tường cao 35m và rộng 35m trên khắp thế giới”, Pascal Peduzzi thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc nói.

Trong đó, lượng tiêu thụ cát tại Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 nhiều hơn so với lượng sử dụng tại Mỹ trong cả thế kỷ 20, khi nước này đô thị hóa các khu vực nông thôn.

Cát cũng được sử dụng để lấp biển, mở rộng đất liền. Diện tích Singapore ngày nay rộng hơn 20% so với thời điểm độc lập vào năm 1965 nhờ bồi lấp bằng cát.

Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các dòng sông, Stephen Darby tại Đại học Southampton thì cho biết: “Khai thác cát đang diễn ra với tốc độ cực lớn”.

Các nghiên cứu của ông tại hạ lưu sông Mekong cũng cho thấy lòng sông đã bị hạ thấp vài mét chỉ trong mấy năm. Tất cả đều do quá trình khai thác cát.

Theo quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Ủy ban sông Mekong, lòng sông của hai nhánh chính ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã sụt 1,4m trong giai đoạn 1998 - 2008 và mất tổng cộng 2 - 3m từ năm 1990.

Tài nguyên cát đang cạn dần

Không phải bất kỳ loại cát nào cũng có thể sử dụng. Chẳng hạn như cát sa mạc quá mịn để làm bê tông. Nó cũng không thể dùng để làm kính hoặc sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử.

Đó là lý do tại sao cát thường được khai thác trong các mỏ đá lâu đời hay còn gọi là phương pháp khai thác tĩnh hoặc khai thác động từ biển và những dòng sông như Mekong.

Tuy nhiên, ông Peduzzi cho biết khai thác cát theo phương pháp động có thể gây tổn hại đặc biệt “Cát là một phần của hệ sinh thái và đóng vai trò quan trọng, nếu mất đi sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, xói mòn và tăng nhiễm mặn”, ông nói.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature hồi tháng 11 năm ngoái chỉ ra rằng việc khai thác cát trên đoạn sông dài 20km là “không bền vững” bởi chúng không thể được thay thế đủ nhanh bằng phù sa tự nhiên từ thượng nguồn.

Cát sa mạc quá mịn để làm bê tông, vì vậy cát thường được khai thác từ biển và những dòng sông như Mekong (Ảnh: Stephen Darby)
Cát sa mạc quá mịn để làm bê tông, vì vậy cát thường được khai thác từ biển và những dòng sông như Mekong (Ảnh: Stephen Darby)

Khai thác cát tràn lan còn là mỗi đe doạ đến cuộc sống của con người. Sông Mekong là nơi cung cấp nguồn thực phẩm cho 60 triệu người trong các lưu vực nhờ nghề đánh bắt cá, là vùng có ngành thủy sản nội địa lớn nhất thế giới. WWF ước tính 800 loài cá và một trong những quần thể lớn nhất còn lại của loài cá heo Irrawaddy có nguy cơ tuyệt chủng, đang sống ở đó.

Sông Mekong không phải là nơi duy nhất mà việc khai thác cát đang tạo ra tranh cãi. Ví dụ, ở Kenya và Ấn Độ, đụng độ bạo lực đã xảy ra vì nguồn tài nguyên này.

Mark Russell, Giám đốc Hiệp hội Khoáng sản của Anh nói rằng, cát chưa đến mức cạn kiệt nhưng sẽ ngày càng khó tìm hơn. “Mặc dù đây là vấn đề toàn cầu nhưng nó lại đang diễn ra ở quy mô địa phương. Cát là nguồn tài nguyên không được nhiều người thực sự để ý đến", ông nhấn mạnh.

Một trong những cách để giải quyết vấn đề là tìm cách sử dụng nguồn cát sa mạc phong phú của thế giới. Các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London đã lấy cát mịn từ sa mạc và phát triển thành công một loại vật liệu xây dựng mà họ gọi là “hữu hạn”. Nó có cường độ tương đương với bê tông dân dụng nhưng lại có khả năng phân hủy sinh học.

Bên cạnh đó, hạn chế khai thác cát sông cũng được Chính phủ các nước đưa ra. Việt Nam và Campuchia chính thức cấm xuất khẩu cát từ sông Mekong lần lượt vào năm 2009 và 2017.

Trên thực tế, cát sông Mekong vẫn được rao bán trên mạng internet với các đơn đặt hàng từ 20.000 đến 200.000 tấn. Giáo sư địa lý Rolf Aalto tại Đại học Exeter (Anh) còn phát hiện rằng trong khi Campuchia tuyên bố không xuất khẩu, Singapore vẫn tiếp tục ghi nhận nhập khẩu từ nước này.

Vào tháng 3/2019, UN cũng đã bổ sung thêm nghị quyết về quản trị tài nguyên khoáng sản. Nghị quyết quy định các quốc gia nên giảm tác động của việc khai thác cát như thế nào.

“Chúng ta cần sử dụng cát một cách hợp lý hơn. Nó phải được công nhận là loại vật liệu chiến lược, chứ không phải là nguồn cung cấp vô tận”, Peduzzi nhận định.

Bài liên quan

Nước sông Mekong đột ngột chuyển màu lạ

DFC mong hợp tác với Việt Nam để đầu tư vào hạ tầng kết nối 5 nước sông Mekong

"Đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình"

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm