Tag
Cà Mau

Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm rừng sinh thái

Nông thôn mới 05/11/2024 11:00
aa
TTTĐ - Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản Thiên nhiên tái sinh kì diệu nơi cánh rừng Net Zero Đất Mũi

Cà Mau có với 3 mặt giáp biển, tận dụng lợi thế này, nhiều năm qua tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển mô hình nuôi tôm rừng sinh thái tạo ra giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống và giữ gìn văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Từ đó, nghề nuôi tôm được xác định là thế mạnh kinh tế của tỉnh với diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 303.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm là khoảng 280.000ha. Nghề nuôi tôm hiện là sinh kế chính của người dân trong tỉnh, sản lượng tôm nuôi tăng trung bình hàng năm từ 6 - 8%. Riêng năm 2023, sản lượng tôm nuôi của tỉnh đạt gần 230.000 tấn.

Phát triển mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.
Phát triển mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới một nghề nuôi bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng phát triển mô hình này nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương, tăng giá trị sản phẩm thủy sản. Đây được coi là một mô hình bền vững, nhận được đánh giá cao từ các nhà khoa học.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau đã nhận được nhiều hỗ trợ từ các dự án quốc tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Theo Chi cục Thủy sản Cà Mau, lợi ích của mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại lợi nhuận cao nhất cho người dân, việc phát triển nuôi tôm sinh thái còn mang lại nhiều lợi thế khác như nhà nông được nâng cao năng lực, trình độ nuôi tôm, đồng thời nhận thức được việc bảo vệ rừng là trách nhiệm và có thể đối thoại trực tiếp về giá cả với doanh nghiệp.

Với chứng chỉ sinh thái được công nhận, bà con còn được hỗ trợ dịch vụ chăm sóc rừng. Cơ quan chức năng có điều kiện quản lý tốt vùng nuôi, tiết kiệm được chi phí quản lý, doanh nghiệp được chứng nhận quốc tế về vùng nuôi cho sản phẩm tôm sạch, có uy tín trên thị trường.

Do đó, mô hình nuôi tôm rừng sinh thái, hữu cơ rất phù hợp trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Loại hình nuôi tự nhiên (nuôi sinh thái) này cung cấp sản phẩm tôm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cà Mau: Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm rừng sinh thái
Nghề nuôi tôm hiện là sinh kế chính của người dân ở Cà Mau

Để phát triển mô hình nuôi tôm rừng sinh thái bền vững, từ nay đến năm 2030, Cà Mau sẽ chuyển toàn bộ gần 30.000ha diện tích nuôi theo hình thức tôm - rừng sang nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng và có trên 25.000ha nuôi tôm rừng sinh thái được chứng nhận. UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tìm kiếm giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho mô hình nuôi tôm rừng sinh thái.

Đồng thời, tỉnh sẽ xúc tiến nhanh các chuỗi sản xuất liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu làm nòng cốt để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn. Người dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và nuôi tôm, hỗ trợ giống tôm chất lượng nhằm mở rộng diện tích tôm - rừng hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch và bán được với giá cao.

Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ, thương hiệu tôm rừng sinh thái của Cà Mau đã được các nước trên thế giới rất ưa chuộng. Trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Cà Mau, ngành hàng tôm sinh thái được chọn là một trong những ngành hàng tập trung ưu tiên phát triển.

Đồng thời, chú trọng phát triển chuỗi giá trị tôm rừng sinh thái trên cả lĩnh vực nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn… Hiện, Sở đang cho mở rộng 4.000 - 5.000ha nuôi tôm rừng theo hướng chứng nhận hữu cơ.

Đồng thời, tăng cường tập huấn, hướng dẫn người dân biện pháp bảo vệ môi trường; hỗ trợ trồng rừng bảo đảm đủ diện tích; xây dựng hệ thống thủy lợi, hạ tầng để đáp ứng yêu cầu vùng nuôi tôm rừng, bảo đảm các yêu cầu của đối tác về tôm rừng sinh thái của tỉnh. Trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, ngành hàng tôm sinh thái được chọn là một trong những ngành hàng ưu tiên phát triển. Tỉnh cũng chú trọng xây dựng chuỗi giá trị tôm rừng sinh thái, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn.

Hiện, Cà Mau có khoảng 80.000ha rừng ngập mặn, trong đó có 30.000ha nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện có trên 20.000ha được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…); năng suất bình quân đạt từ 250 - 300kg/ha/năm.

Trong đó, huyện Ngọc Hiển có 14.010,49ha nuôi tôm được chứng nhận (cấp mới năm 2023); các tiêu chuẩn được chứng nhận gồm: Organic, Naturland, Selva shrimp, Eu... Cụ thể, tại vùng nuôi tôm rừng đã ký kết với Doanh nghiệp (Minh Phú, Camimex, Công ty xuất nhập khẩu Năm Căn...) thực hiện trên diện tích tại các Ban quản lý rừng phòng hộ Năm Căn (huyện Năm Căn), Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Kiến Vàng (huyện Ngọc Hiển) và Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển đã hoàn thành chứng nhận (được 14.010,49ha/1.886 hộ).

Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ chi phí trồng rừng, tham gia các buổi tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất có trách nhiệm, góp phần phát triển bền vững ngành tôm tại Cà Mau.

Đọc thêm

Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ Nông thôn mới

Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa thẩm định 3 xã Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu trên địa bàn huyện Phúc Thọ, gồm: Tam Hiệp, Phụng Thượng và Hát Môn. Trong đó, Hát Môn là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Tặng bò cho đoàn viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn Kinh tế

Tặng bò cho đoàn viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Ngày 23/12, Đoàn Thanh niên xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã trao tặng 2 con bò làm kế sinh nhai, tạo tiền đề để phát triển kinh tế cho đoàn viên người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Mebi Farm Nông thôn mới

Xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Mebi Farm

TTTĐ - Ngày 22/12, Công ty Cổ phần Mebi Farm đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm (xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Đây được đánh giá là hạng mục quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng đầu ra của sản phẩm trứng gà.
Nhựa Tiền Phong khởi công Cầu nối yêu thương số 118 tại Hậu Giang Nông thôn mới

Nhựa Tiền Phong khởi công Cầu nối yêu thương số 118 tại Hậu Giang

TTTĐ - Sáng 22/12, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng) tại Ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Buổi lễ diễn ra trong không khí phấn khởi, vui mừng của bà con Nhân dân, các học sinh và đại diện lãnh đạo các cấp tại địa phương.
Ứng Hoà: Hoàn thành thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 7 xã Nông thôn mới

Ứng Hoà: Hoàn thành thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 7 xã

TTTĐ - Ngày 21/12, Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu: Trung Tú và Hòa Phú và 1 xã Nông thôn mới nâng cao Phương Tú của huyện Ứng Hòa.
Hơn 1.000 sản phẩm thu hút người dân tại Lễ hội mua sắm 2024 Kinh tế

Hơn 1.000 sản phẩm thu hút người dân tại Lễ hội mua sắm 2024

TTTĐ - Tối 20/12, Lễ hội mua sắm năm 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phối hợp tổ chức, đã khai mạc tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn.
Ứng Hoà có thêm hai xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Ứng Hoà có thêm hai xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 20/12, Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Ứng Hòa.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội Nông thôn mới

Đồng chí Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định kiện toàn đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy khóa XVII.
Công nhận 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới Nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân Nông thôn mới

Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

TTTĐ - Năm 2024, huyện Thanh Trì đã đạt nhiều kết quả nổi bật về kinh tế, xã hội. Điểm nhấn là chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì và đón Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Thanh Trì trở thành huyện đầu tiên của TP Hà Nội đạt được kết quả này.
Xem thêm