Tag

Hiệu quả từ công tác dân vận tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Muôn mặt cuộc sống 04/10/2023 15:22
aa
TTTĐ - Là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Ba Vì luôn chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố về công tác dân tộc; Đồng thời đẩy mạnh công tác dân vận, động viên người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
Ưu tiên nguồn lực triển khai dự án đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số Tạo điều kiện tốt nhất cho bà con dân tộc thiểu số Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc nỗ lực phát triển kinh tế

Xã Ba Vì (huyện Ba Vì), nơi có 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao từng là xã đặc biệt khó khăn. Giai đoạn năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 50%, thế nhưng tới nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 0,86%; Thu nhập bình quân đầu người của Nhân dân trong xã đạt 64,7 triệu đồng/năm; 3/3 thôn của xã được UBND TP được công nhận làng nghề thuốc Nam truyền thống

Với đặc thù xã có nghề làm thuốc Nam truyền thống của người Dao, xã Ba Vì đã phối hợp với Hội đông y huyện mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chế biến thuốc Nam cho đồng bào. Đến nay, cơ bản các hộ dân trong xã đều sản xuất và trồng cây thuốc Nam; Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay giảm còn 0,86%... Với sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của huyện và thành phố, xã Ba Vì đã đạt chuẩn Nông thôn mới, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt. Nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động và luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu. Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được đảm bảo.

Hiệu quả từ công tác dân vận tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và Ban Dân vận Huyện ủy Ba Vì thăm mô hình chế biến thuốc Nam của hộ gia đình bà Triệu Thị Thanh (xã Ba Vì, huyện Ba Vì)

Cùng với xã Ba Vì, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số các xã Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Khánh Thượng... cũng cũng từng bước phát triển các “thương hiệu riêng”, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế của huyện Ba Vì. Nhiều mô hình phát triển kinh tế, xây dựng các sản phẩm OCOP như: Trồng mai trắng, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, đà điểu, nuôi ong, sản xuất, chế biến chè búp khô… gắn với phát triển các mô hình du lịch cộng đồng.

Nhiều hợp tác xã trên địa bàn 7 xã dân tộc miền núi được thành lập, tập trung đầu tư, liên kết với nông dân để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, điển hình là Hợp tác xã Nam dược Tản Viên (xã Tản Lĩnh) đã xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP, trên cơ sở kế thừa, phát huy các bài thuốc y học cổ truyền và tinh hoa y học bản địa để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế… Hiện nay, Hợp tác xã Nam dược Tản Viên liên kết trồng cây thuốc Nam với trên 10 hộ trong xã Tản Lĩnh, tạo việc làm cho gần 20 lao động là người địa phương, với mức thu nhập từ 7-15 triệu đồng/tháng.

Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên

Những kết quả trên đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của huyện Ba Vì. Năm 2011, 7 xã miền núi có 2.693 hộ nghèo, chiếm 13,15%; Đến nay giảm xuống còn 177 hộ (tỷ lệ 0,69%). 7/7 xã miền núi của huyện cũng đạt chuẩn Nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2025 có 3/7 xã đạt Nông thôn mới nâng cao; Thu nhập bình quân đầu người 7 xã miền núi hiện nay đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Kết quả này có được là nhờ huyện Ba Vì đã đẩy mạnh công tác dân vận trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, Huyện ủy Ba Vì xác định công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cấp ủy và toàn hệ thống chính trị.

Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Dân vận Thành ủy và Huyện ủy Ba Vì, Ban Dân vận Huyện ủy đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và 7 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thường xuyên nắm bắt tình, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào; Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân...

Trong đó, xác định phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trọng tâm, Ban Dân vận Huyện ủy đã phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các đơn vị liên quan của huyện và cấp ủy, chính quyền 7 xã miền núi tăng cường vận động Nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Huyện tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Song song với phát triển kinh tế, huyện cũng đặc biệt quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 337/KH-UBND về công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo. Đến nay, 100% các xã miền núi đã thành lập đội bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số; Sưu tầm, mua sắm, trao tặng được 24 bộ cồng chiêng của đồng bào Mường và 3 bộ chuông chiêng của đồng bào Dao.

Các lễ hội truyền thống, các phong trào văn hóa, nghệ thuật, thể thao, thi trang phục truyền thống các dân tộc… được quan tâm duy trì và đẩy mạnh. Ban Dân vận Huyện ủy Ba Vì đã phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền 7 xã tích cực vận động đồng bào bỏ dần các hủ tục lạc hậu, bài trừ tệ nạn, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh.

Có thể nói công tác dân vận đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Ba Vì nói riêng, của TP Hà Nội nói chung.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: Phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP Hồ Chí Minh đến năm 2030 đặt mục tiêu phấn đấu phát triển và đưa TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm CNVH của cả nước và khu vực.
Thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại TP Buôn Ma Thuột Muôn mặt cuộc sống

Thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại TP Buôn Ma Thuột

TTTĐ - UBND thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa ban hành quyết định triển khai đề án thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng trong thời gian 2 năm (tháng 1/2025 đến hết ngày 31/12/2026) phục vụ người dân và du khách.
Lan tỏa tinh thần hiếu hạnh mùa tri ân 2024 Xã hội

Lan tỏa tinh thần hiếu hạnh mùa tri ân 2024

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và lễ Vu lan báo hiếu, sáng 4/7, đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhân văn, ý nghĩa tại các trung tâm bảo trợ xã hội ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội).
Nhiều mô hình, sáng kiến hay để phục vụ cải cách hành chính Muôn mặt cuộc sống

Nhiều mô hình, sáng kiến hay để phục vụ cải cách hành chính

TTTĐ - Sáng 5/7/2024, UBND quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác cải cách hành chính năm 2024.
Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc mới phát sinh Muôn mặt cuộc sống

Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc mới phát sinh

TTTĐ - Người đứng đầu đơn vị, địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, đơn vị; tổ chức tiếp công dân thường xuyên, định kỳ đúng qui định của pháp luật, của UBND thành phố; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc mới phát sinh...
Tăng cường rà soát, thu thập, quản lý tốt tình hình trẻ em Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường rà soát, thu thập, quản lý tốt tình hình trẻ em

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phối hợp thanh, kiểm tra liên ngành hoặc lồng ghép kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và lễ Vu lan báo hiếu, mới đây, đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 với việc thăm và trao tặng quà người già, người có công tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 và Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 tại huyện Ứng Hoà (Hà Nội). Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ơn nghĩa sinh thành” đã trở thành thường niên của báo Tuổi trẻ Thủ đô trong nhiều năm qua.
Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ Muôn mặt cuộc sống

Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt Xã hội

Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030 Muôn mặt cuộc sống

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm