Tag

Hành trình “mang chữ về bản” của thầy giáo Mua Mí Lầu

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 11/11/2022 20:13
aa
TTTĐ - “Tôi sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, nhà lại đông anh em. Mãi đến năm 10 tuổi, tôi mới được cắp sách đến trường, bởi lúc ấy trong làng mới có trường và thầy cô mang chữ về bản”, anh Mua Mí Lầu chia sẻ.
Thầy giáo trẻ “mát tay” dẫn trò “thi đâu trúng đó”

Đó cũng chính là động lực để anh Mua Mí Lầu cố gắng vươn lên trở thành một thầy giáo. Anh bày tỏ, với mong ước có thể góp phần công sức nhỏ bé của bản thân cho giáo dục, bởi chính anh nhận thấy rằng, chỉ có việc học tập mới có thể thay đổi được những suy nghĩ tiêu cực, phong tục, hủ tục, tập quán lạc hậu của người Mông nói riêng và cộng đồng các dân tộc.

Chạy xe một tiếng trong mưa, chờ nửa ngày "mời" trò đến trường

Niềm vui sướng khi được đến trường, đến nay, anh vẫn không thể nào quên. Đó chính là sự ân cần và dịu dàng của thầy cô trong mỗi tiết học. Hồi học trung học cơ sở, anh Mí Lầu đã đặt ra mục tiêu, cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành thầy giáo.

Tốt nghiệp ra trường chuyên nghành Văn - Địa, đầu tháng 2/2016, anh được phân công công tác tại trường PTDTBT THCS Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Xã Thượng Phùng là một trong 54 xã đặc biệt khó khăn của cả nước, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá và thường đóng băng về mùa đông. Địa hình núi cao, dốc dựng đứng, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu. Do đó, các thôn bản cũng ở xa trung tâm xã, trường học nên việc đến lớp của các em học sinh lại càng khó khăn hơn, nhất là vào mùa đông và những ngày mưa bão.

Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng học trò
Thầy giáo Mua Mí Lầu (ở giữa) cùng học trò

Ở xã có 13 thôn bản với 6.000 nhân khẩu, thôn xa nhất là thôn Lủng Chư gần 1.000 nhân khẩu. Số học sinh trong độ tuổi học THCS rất lớn nhưng các em lại hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lí do như: Bố mẹ không cho đi học, ở nhà phụ giúp gia đình, trông em... thậm chí nhiều khi đến nhà các em trốn không gặp thầy cô. Điều đó càng thôi thúc thầy giáo 8X thuyết phục học trò và phụ huynh nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc học.

Theo anh Lầu, do điều kiện ở đây quá thiếu thốn, khó khăn nên việc học tập chưa được chú trọng. Bởi thế, anh và các thầy cô giáo luôn chủ động tâm sự, chia sẻ, gần gũi các em, đến nhà các em tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và trao đổi với phụ huynh. Thầy giáo trẻ kể: “Tôi nhớ vào đầu năm học 2017-2018 đi đến nhà gọi học trò Vàng Thị Si (ở xóm Thín Ngài). Quãng đường đến nhà cô bé hơn 10km, chạy xe máy mất một tiếng đồng hồ. Đường dốc và hẹp. Trời lại mưa. Suýt chút nữa cả người và xe rơi xuống sông. Sau đó, tôi phải chờ nửa ngày em ấy mới chịu cùng thầy lên trường. Khi hai thầy trò quay lên đến trường thì đã hơn 22 giờ… Bây giờ em Si đã là sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Tân Trào”.

Hạnh phúc khi thấy học sinh trưởng thành

Anh Mí Lầu là người dân tộc Mông cũng như đồng bào nơi đây nên việc giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh thuận lợi hơn so với anh em đồng nghiệp. Thầy cô giáo đến tận nhà vận động học sinh đến trường, có những trường hợp phải đến rất nhiều lần, có khi đi lên nương tìm người. Thế rồi các em yêu quý thầy cô hơn, phụ huynh cũng tin tưởng và thay đổi suy nghĩ, cho con em đi học.

Thầy giáo Mua Mí Lầu làm công tác dân vận
Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng đồng nghiệp làm công tác dân vận

“Sau khi được thuyết phục, các em đến trường đều đặn, ngoan ngoãn. Trong lớp học nhiều cánh tay giơ lên phát biểu xây dựng bài khi thầy giáo đặt câu hỏi, những lúc ấy, tôi thật sự hạnh phúc”, anh Mua Mí Lầu bày tỏ.

Trong suốt gần 7 năm công tác giảng dạy, thầy giáo 8X luôn cố gắng, học hỏi, trau dồi kiến thức, để mỗi tiết học được sinh động, dễ hiểu hơn đối với các em. Điều mà anh Mí Lầu luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh hiểu được từng chữ, từng câu mà thầy cô nói. Bởi gần như 100% các em trong trường là dân tộc Mông, dù đã lên cấp trung học cơ sở nhưng vẫn còn rất hạn chế về tiếng phổ thông. Đồng thời, anh luôn mong sao không còn học sinh nào bỏ học.

“Việc dạy học ở đây phần nhiều vất vả hơn so với vùng xuôi. Người thầy không chỉ làm công việc dạy học đơn thuần mà còn phải đảm nhiệm trách nhiệm làm cha, làm mẹ học sinh, luôn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên cũng thật hạnh phúc khi trò ngày một trưởng thành, hiểu biết nhiều hơn, tôi thấy bản thân thật may mắn khi được công tác ở đây”, thầy giáo Mua Mí Lầu bày tỏ.

Đọc thêm

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim

TTTĐ - Cảm thông sâu sắc với những em bé ngay từ khi chào đời đã bị bệnh tim, không thể vui chơi bình thường như các bạn, em Đỗ Nhật Quang (học sinh lớp 12D11, Trường THPT Việt Đức) đã tổ chức một dự án từ thiện nhỏ nhằm chia sẻ, động viên các em mắc bệnh tim bẩm sinh đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội luôn kịp thời "tiếp sức" cho sinh viên. Nhiệm kỳ 2022 – 2024, Đoàn trường có nhiều chương trình đồng hành; từ đó khuyến khích các bạn học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, lập thân lập nghiệp và sớm trưởng thành.
Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão

TTTĐ - Ngày 14/9/2024, Hội Doanh nhân trẻ (DNT) Hải Phòng, phối hợp với Thành đoàn Hải Phòng trao tặng quà cho bà con trên địa bàn huyện Cát Hải và một số huyện ngoại thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.
Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ

TTTĐ - Tuổi trẻ Hải Phòng nhiều ngày đêm liên tiếp đã tham gia đắp đê, gia cố các điểm xung yếu nhằm ngăn chặn lũ lụt sau bão số 3, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản.
Tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng mới gần 55.000 cây xanh Nhịp sống trẻ

Tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng mới gần 55.000 cây xanh

TTTĐ - Trong 3 tháng diễn ra Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gần 55.000 cây xanh được trồng do các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện.
Tuổi trẻ Hải Phòng với tấm lòng tương thân tương ái Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Hải Phòng với tấm lòng tương thân tương ái

TTTĐ - Thường trực Thành đoàn Hải Phòng - Hội LHTN Việt Nam TP Hải Phòng thăm và tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 tại một số quận, huyện.
Tuổi trẻ Đà Nẵng vận động các nguồn lực giúp người dân vùng lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Đà Nẵng vận động các nguồn lực giúp người dân vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, nhiều câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện ở Đà Nẵng đang tích cực vận động các nguồn lực, kêu gọi quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng lũ.
Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Những ngày qua, Tỉnh đoàn Yên Bái và đoàn thanh niên các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực làm việc không nghỉ, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ bà con vùng lũ. Hiện tại, tuy mực nước đã có phần giảm, nhưng tại nhiều điểm tại TP Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên... vẫn còn đang ngập sâu trong biển nước.
Tuổi trẻ Kon Tum hướng về đồng bào vùng bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Kon Tum hướng về đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ số 3, tuổi trẻ Kon Tum đã quyên góp, ủng hộ tiền cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu.
Xem thêm