Hàng ngàn hộ dân “sống treo” trên di sản văn hóa thế giới
TTTĐ - Hàng chục năm qua, người dân tại khu vực I di tích kinh thành Huế đã và đang sống trong tình trạng khổ sở, ô nhiễm, nhà cửa dột nát... không khác nào là những “khu ổ chuột”. Trước tình hình đó, kế hoạch di dời 4.200 hộ với hơn 15.000 dân có thể xem là cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bài liên quan
Sẽ di dời hơn 4.000 hộ dân ra khỏi Kinh thành Huế
Huế lấy ý kiến xây dựng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã
A1: Hiện nay, khu vực I di tích kinh thành Huế có khoảng 4.200 hộ với hơn 15.700 dân sinh sống, xâm phạm nghiêm trọng di tích. Riêng 4 phường nằm trong kinh thành Huế gồm Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa, Tây Lộc có khoảng 2.410 hộ dân, sống trên Thượng Thành, Eo Bầu, đàn Xã Tắc, Hộ Tịnh Tâm... |
A2: Phần lớn các hộ dân ở khu vực này thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đời sống khó khăn, lao động phổ thông. Chưa hết, hầu hết các hộ dân không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp lệ và xây dựng nhà trên công trình di tích, làm nhà chồ trên mặt nước |
Hàng ngày, hàng nghìn người dân luôn sống thấp thỏm trong những căn nhà chờ sập. Đặc biệt là vào mùa mưa bão, những hộ dân này được chính quyền địa phương vận động di dời đến những nơi trú ngụ an toàn |
Do sống ở trên cao nên cầu nối để người dân xuống mặt đường đó chính là những chiếc thang do người dân tự chế ra. Việc sinh sống trên di tích đã gây ảnh hưởng đến mỹ quan, đô thị; ảnh hưởng đến việc bảo tồn, trùng tu tôn tạo Di tích Huế |
“Ở đây thì hơi khó khăn nhưng bây giờ đi đâu cũng không được, vì tiền không có. Vào mùa mưa, nhà bị dột nhiều chỗ, mùa nắng thì nóng. Khi nào mưa bão lớn thì mọi người chạy đi đến những nơi trú ngụ an toàn...”, bà Trần Thị Huệ (83 tuổi, đường Xuân 68) tâm sự. |
Trước tình trạng trên, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có phương án di dời dân cư khoảng hơn 4.200 hộ thuộc khu vực I di tích Kinh thành Huế. Rất nhiều người dân sống trong Kinh thành tỏ ra vui mừng |
Đề án di dời sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn, gồm giai đoạn 1 (từ 2019-2021) sẽ di dời khoảng 2.938 hộ dân ở các khu vực tường hành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ; giai đoạn 2 (từ 2022- 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài… |
Kinh phí di dời, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là khoảng hơn 2.800 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ bố trí kinh phí để đầu tư hạ tầng khu dân cư mới để chuẩn bị phục vụ tái định cư trước khi di dời dân cư, với diện tích khoảng 73ha tại phường Hương Sơ (TP. Huế); dự kiến khoảng hơn 1.360 tỷ đồng |
Hiện đề án đang được lấy ý kiến của các bộ ngành và sau đó sẽ được trình lên Thường vụ Quốc hội. Trong đề án này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng khung chính sách đặc biệt cho các hộ dân khó khăn. Hiện chính sách đặc biệt này đang trình Bộ TN&MT xem xét |
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các sở, ngành liên quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, UBND TP. Huế sớm rà soát lại các thủ tục liên quan; thẩm định thật chính xác, cụ thể đảm báo tính pháp lý; hoàn thiện đề án, khung chính sách, cơ chế giải phóng mặt bằng để di dời các hộ dân ra khỏi khu vực di tích Kinh thành Huế. |
Được biết, di tích Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1805- 1833 (dưới thời vua Gia Long, vua Minh Mạng). Đây là Quần thể di tích Cố đô Huế có giá trị lịch sử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
Muôn mặt cuộc sống
Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau
TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên...
Muôn mặt cuộc sống
Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số
TTTĐ - Những năm qua, công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư, hỗ trợ cả về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô.
Muôn mặt cuộc sống
Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc
TTTĐ - 90 tác phẩm xuất sắc đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI đã được Ban tổ chức vinh danh vào tối 11/11/2024.
Muôn mặt cuộc sống
Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại
TTTĐ - Tối 11/11, tại tòa T9 Khu đô thị Times City, Ban Công tác Mặt trận và Nhân dân địa bàn dân cư số 17 phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự chương trình có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Môi trường
Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam bị phạt nặng do vi phạm môi trường
TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam với số tiền 440 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
Môi trường
Nhiều sai phạm tại bãi rác thải công nghiệp ở phường Tương Bình Hiệp
TTTĐ - Bãi rác thải công nghiệp, xà bần tại đường Nguyễn Chí Thanh (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do ông Nguyễn Tấn Thịnh quản lý không phù hợp với quy hoạch, chưa có hồ sơ môi trường theo quy định.
Xã hội
Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao
TTTĐ - Chiều 11/11, về dự và chung vui với Nhân dân thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đề nghị cán bộ, Nhân dân thôn 5 tiếp tục đoàn kết, đồng lòng xây dựng thôn ngày càng phát triển; cùng phấn đấu để xã Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao...
Muôn mặt cuộc sống
Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết
TTTĐ - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị... chỉ đạo tuyên truyền, khuyến khích đảng viên, cán bộ, công chức tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng chung vui, qua đó nắm tình hình, thăm hỏi, động viên, khích lệ tinh thần Nhân dân trên địa bàn.
Muôn mặt cuộc sống
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
TTTĐ - Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
Muôn mặt cuộc sống
Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo”
TTTĐ - Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11. Trong thời gian này, để đảm bảo người dân được tham gia các hoạt động an toàn, thuận tiện, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, trật tự dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.