Tag

Hàn Quốc giải bài toán việc làm bằng xuất khẩu lao động

Quốc tế 17/05/2019 16:48
aa
TTTĐ - Cho Min-kyong tự hào có bằng kỹ sư tại một trong những trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc. Cô cũng từng giành giải thưởng thiết kế trong trường và điểm tiếng Anh luôn ở mức hoàn hảo. Tuy nhiên, cô đã rơi vào cảnh chán nản và tuyệt vọng khi tất cả 10 đơn xin việc của cô, bao gồm cả ứng tuyển vào hãng Hyundai Motor đều bị từ chối vào năm 2016.

Hàn Quốc giải bài toán việc làm bằng xuất khẩu lao động

Bài liên quan

Triều Tiên đối mặt nguy cơ thiếu lương thực do hạn hán

Cuba quay lại thời kỳ tem phiếu

Indonesia: 5 người chết, nhiều người bị mắc kẹt trong vụ sập mỏ vàng

Mỹ ra danh sách 300 tỷ USD hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế tiếp

Vương quốc Anh tìm kiếm nhân sự y tế châu Á

Ngôi làng dành riêng cho phụ nữ Syria

Giá đất trên trời cho… người đã khuất

Bí mật nhà hoang và tiền vô chủ tại Nhật

Sáu tháng sau, một cơ hội bất ngờ đến với Cho Min-kyong từ nước láng giềng Nhật Bản. Cô nhận được lời mời làm việc từ Nissan Motor và hai công ty Nhật Bản khác sau khi tham gia hội chợ việc làm do Chính phủ Hàn Quốc tổ chức. Sự kiện này cũng là cơ hội để kết nối lao động chất lượng cao tại xứ sở kim chi với các nhà tuyển dụng nước ngoài.

“Không phải là tôi không đủ năng lực mà thực tế tại Hàn Quốc hiện nay có quá nhiều người tìm việc giống như tôi. Đó là lý do mọi người đều thất bại. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ hội việc làm khác bên ngoài Hàn Quốc”, cô Cho chia sẻ.

Tỷ lệ thất nghiệp cao

Đối mặt với khủng hoảng việc làm chưa từng có ở quê nhà, nhiều thanh niên Hàn Quốc hiện đang đăng ký các chương trình do Chính phủ tài trợ. Họ mong muốn tìm được công việc phù hợp ở nước ngoài trong bối cảnh sinh viên ra trường thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang ngày một tăng.

Các chương trình do Chính phủ Hàn Quốc triển khai như K-move đã giúp kết nối thanh niên Hàn Quốc tiếp cận với các công việc chất lượng cao tại 70 quốc gia trên thế giới, giúp tìm việc cho 5.783 sinh viên vào năm ngoái, nhiều hơn gấp ba lần so với 2013 - năm đầu tiên chương trình triển khai.

Trong số đó, 1/3 đã tới Nhật Bản, đất nước đang trải qua giai đoạn thiếu lao động trầm trọng, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 26 năm qua; khoảng 1/4 là đến Mỹ nơi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ, theo một thống kê hồi tháng 4.

Không giống các chương trình việc làm tại một số quốc gia, Chính phủ Hàn Quốc không đặt ra bất kỳ điều kiện nào đối với người lao động làm việc ở nước ngoài. Tại Singapore, người lao động phải cam kết trở về nước, làm việc cho Chính phủ trong vòng 6 năm.

“Chảy máu chất xám không phải là vấn đề khiến Chính phủ lo lắng vào lúc này. Thay vào đó, họ muốn ngăn chặn nguy cơ thanh niên rơi vào tình trạng thất nghiệp và nghèo đói, cho dù điều này đồng nghĩa với việc chính phủ phải đưa nhiều lao động trẻ ra nước ngoài”, ông Kim Chul-ju, Phó trưởng khoa tại Học viện Ngân hàng Phát triển châu Á nói.

Theo thống kê, năm 2018, Hàn Quốc tạo ra số lượng việc làm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ với 97.000 việc làm. Năm 2013, gần 1/5 thanh niên Hàn Quốc thất nghiệp, cao hơn mức trung bình 16% của các quốc gia trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo dữ liệu của Chính phủ, tính đến tháng 3/2019, cứ 4 thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 15 - 29 thì có một người không có việc làm.

Nghịch lý thị trường lao động

Có một nghịch lý đang xảy ra tại Hàn Quốc, trong khi ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp phải chuyển ra nước ngoài làm việc thì các công ty trong nước phải tuyển dụng người nước ngoài để giải quyết tình trạng thiếu hụt công nhân cổ cồn xanh (những người lao động chân tay).

Hàn Quốc là quốc gia mà tỷ lệ thanh niên có trình độ học vấn cao nhất trong khối OECD, với 3/4 học sinh phổ thông học lên đại học, so với mức trung bình là 44,5%.

Ban Ga-woon, nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Hàn Quốc, cho biết, nước này đang phải trả giá cho việc bảo vệ quá mức các công việc lương cao mà nhẹ nhàng. Kết quả là có quá nhiều người học cao mà số lượng công việc thì hạn chế.

Thanh niên Hàn Quốc tìm việc tại Hội chợ việc làm Nhật Bản được tổ chức tại Seoul. Ảnh: Reuters
Thanh niên Hàn Quốc tìm việc tại Hội chợ việc làm Nhật Bản được tổ chức tại Seoul. Ảnh: Reuters

Dù thất nghiệp, đa số người trẻ Hàn Quốc đều từ chối những công việc lao động chân tay. “Họ nghĩ những công việc đó không phù hợp. Vì vây, tôi buộc phải thuê lao động nước ngoài”, ông Lim Chae-wook, quản lý của nhà máy sản xuất máng cáp ở Ansan, Tây Nam Seoul than thở.

Hiện có hơn 20 công nhân đến từ Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy của ông.

Kim Yong-gu, Giám đốc điều hành Hyundai Hitech, một nhà cung cấp của Kia Motor, tại thành phố Gwangju phía Tây Nam Hàn Quốc cho biết, thuê công nhân nước ngoài tiêu tốn nhiều chi phí hơn nhưng ông không có lựa chọn khác vì không thể tìm đủ nhân công địa phương để lấp vào chỗ trống. Ông Kim chia sẻ: “Chúng tôi trả tiền ăn, ở và các chi phí khác để giữ chân họ”.

Trong số 70 nhân viên đang làm việc, có 13 người là công dân Indonesia. Những người này ăn ngủ tại một tòa nhà được xây dựng ngay bên cạnh nhà máy.

Xuất khẩu lao động có phải là “màu hồng”?

Đối với những người thoát khỏi thị trường việc làm khó khăn ở Hàn Quốc, không phải tất cả đều màu hồng.

Một số người tìm được việc làm ở nước ngoài nhờ chương trình của Chính phủ cho biết, họ phải làm những việc như rửa chén bát ở Đài Loan, chế biến thịt ở vùng nông thôn Australia hay bị thông tin sai về mức lương và điều kiện làm việc.

Lee Sun-hyung là vận động viên điền kinh 30 tuổi. Thông qua chương trình K-move, cô đã đến Sydney để làm huấn luyện viên bơi lội vào năm 2017. Tuy nhiên, cô chỉ kiếm được ít hơn 600 AUD (khoảng 419 USD), tức là bằng 1/3 những gì người môi giới của Chính phủ đã hứa hẹn với cô khi ở Seoul.

“Đây không phải là những gì tôi từng hy vọng. Tôi thậm chí không đủ khả năng để trả tiền thuê nhà”, Lee nói. Cuối cùng, cô phải làm thêm công việc lau cửa sổ bán thời gian tại một cửa hàng thời trang trước khi quay trở về quê nhà sau chưa đầy một năm.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết họ đang lập một danh sách đen của những người sử dụng lao động và cải thiện quy trình kiểm tra để ngăn chặn sự tái diễn của những trường hợp như vậy. Bộ Lao động Hàn Quốc cũng thành lập trung tâm hỗ trợ và báo cáo để giải quyết tốt hơn các vấn đề của người lao động làm việc tại nước ngoài.

Trên thực tế, nhiều người tham gia các chương trình này đã mất liên lạc khi ra nước ngoài làm việc. Theo một cuộc khảo sát năm 2017, gần 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp ra nước ngoài làm việc với sự giúp đỡ của Chính phủ trong khoảng thời gian 2013 - 2016 đã không phản hồi cho Bộ Lao động về nơi ở của họ hay việc thay đổi thông tin liên lạc.

Tuy nhiên, thị trường việc làm nghiệt ngã tại quê nhà vẫn đang thúc đẩy nhiều người Hàn Quốc tham gia chương trình này mỗi năm. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách liên quan nhằm hỗ trợ nhu cầu ngày càng gia tăng, từ 57,4 tỷ won (khoảng 48,9 triệu đô la Mỹ) trong năm 2015 lên 76,8 tỷ won vào năm 2018.

Huh Chang, người đứng đầu văn phòng phát triển tài chính thuộc Bộ Tài chính Hàn Quốc, đơn vị đồng quản lý chương trình đào tạo nghề cho người lao động ở nước ngoài cùng với Bộ Lao động cho biết, Seoul phải tiếp tục thực hiện các chương trình này vì có quá nhiều cử nhân thất nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ không mở rộng dự án tới mức chúng ta phải lo ngại về nạn chảy máu chất xám.

Đọc thêm

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba Quốc tế

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba

Tối 26/9, giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Mưa lớn gây ngập lụt tại Mumbai, hàng loạt trường học đóng cửa Thế giới 24h

Mưa lớn gây ngập lụt tại Mumbai, hàng loạt trường học đóng cửa

Thành phố Mumbai của Ấn Độ đang hứng chịu trận mưa lớn gây ra lũ lụt nghiêm trọng, giao thông tê liệt và cuộc sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất Quốc tế

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng đây là một quá trình hiếm có và là hình mẫu trong quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.
Việt Nam-Hoa Kỳ - Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển MultiMedia

Việt Nam-Hoa Kỳ - Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển

Gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện.
Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba Thế giới 24h

Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Cuba, từ ngày 25 - 27/9/2024.
Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia Thời sự

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin Thời sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Chiều 10/9 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, tại Điện Kremlin, Thủ đô Moscow, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào tham quan phố cổ Hội An Thế giới 24h

Phó Chủ tịch Quốc hội Lào tham quan phố cổ Hội An

TTTĐ - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 5/9, đồng chí Sổm-mạt Phôn-sê-na, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến tham quan phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
4.500 khách du lịch Ấn Độ bắt đầu tham quan Hà Nội Thế giới 24h

4.500 khách du lịch Ấn Độ bắt đầu tham quan Hà Nội

TTTĐ - Chiều nay (27/8), Thủ đô Hà Nội đã chào đón đoàn khách đặc biệt, quy mô lên tới 4.500 người từ một công ty dược phẩm của tỷ phú Ấn Độ. Đây là đoàn khách Ấn Độ đông nhất từ trước đến nay đến thăm Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng với ngành Du lịch của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Xem thêm