Tag

Hà Nội với bản sắc văn hóa ngàn năm văn hiến

Người Hà Nội 04/10/2020 11:33
aa
TTTĐ - Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Hà Nội những ngày Thu tháng Mười đang tưng bừng trong niềm vui hân hoan chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Hà Nội hôm nay ngày càng có nhiều đổi mới với những phát triển vượt bậc vươn tới một đô thị hiện đại, năng động…
Tăng cường các hoạt động văn hóa mang tính lan tỏa, sâu rộng Cần nỗ lực hơn nữa để mang đến hình ảnh Hà Nội thanh lịch, văn minh Chuẩn bị khảo sát việc thực hiện hai bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố

Thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử văn hóa ngàn năm văn hiến, được tổ chức UNESCO vinh danh là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo. Các Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố cũng đặt ra các mục tiêu lớn về văn hóa, trong đó xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, yêu nước và tôn trọng pháp luật, trong đó nhận thức và hành động “thành phố luôn lấy văn hóa là mục tiêu và động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội”.

Một không gian nghệ thuật văn hóa công cộng ở phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), hơn một năm qua, bức tường vốn để chống lấn chiếm và là khu vực phía sau của khu dân cư này là nơi tập trung nhiều rác thải gây ô nhiễm. Giờ những biển cấm đổ rác chẳng còn mấy tác dụng vì nơi này đã là một điểm văn hóa công cộng.

Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân - Sông Hồng của nhóm họa sĩ đã biến đổi từ một bãi rác lớn vùng ven sông trở thành một không gian văn hóa khang trang, chuyển đổi một khúc bờ sông bị bỏ quên thành địa điểm du lịch văn hóa tiềm năng.

Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày TP Hà Nội được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”
Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày TP Hà Nội được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

Ý tưởng cải tạo bức tường rào phường Phúc Tân của UBND quận Hoàn Kiếm đã được giao cho nhóm họa sĩ Nguyễn Thế Sơn thực hiện. Anh cùng 15 họa sĩ trong và ngoài nước đã lên ý tưởng chọn lựa đề tài và chất liệu. Sau hai tháng, 16 tác phẩm đã ra mắt công chúng. Những tác phẩm được trưng bày nơi đây mang hơi thở của thời đại với chất liệu rất đặc trưng của việc tái chế, làm mới trên chất liệu cũ như: Chai lọ, thùng phuy, gương vỡ hay những chiếc bu gà, vành xe cũ…

Ở dự án này, thành phố Hà Nội đã rất chủ động kêu gọi, hợp tác với các cá nhân, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. GS. TS Đinh Xuân Dũng - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương cho rằng, Hà Nội cần tận dụng và phát huy mọi nguồn lực để phát triển văn hóa có chiều sâu. “Cái văn hóa Hà Nội tụ hội những tri thức tiêu biểu nhất của cả nước trên tất cả các lĩnh vực. Vì thế, Hà Nội có một sức mạnh riêng, gọi là sức mạnh mềm về văn hóa mà chỉ riêng Hà Nội mới có. Chúng ta phải phát triển chiều sâu của nó, mà chiều sâu của nó là nguồn lực văn hóa, nguồn lực con người”, GS. TS Đinh Xuân Dũng bày tỏ.

Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày TP Hà Nội được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”
Lễ kỷ niệm 20 năm ngày TP Hà Nội được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

Có thể nói, những thành tựu về văn hóa của Hà Nội nhiệm kỳ qua là một thành tích lớn. Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại gần 6.000 di tích và gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể, chi đầu tư cho phát triển văn hóa của Thủ đô tăng 30% so với nhiệm kỳ trước. Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước chính thức trở thành thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO - một động lực cho đổi mới, sáng tạo, xây dựng một thành phố thông minh, năng động và ngày càng nâng cao vị thế.

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá: “Mô hình sáng tạo của thành phố Hà Nội có thể thành công từ văn hóa như những mô hình thành phố, thủ đô sáng tạo của Singapore, Băng Cốc (Thái Lan), Busan (Hàn Quốc). Hà Nội có nhiều điểm chung, thế mạnh từ văn hóa như những thành phố này. Để phát huy, thành phố cần có những chính sách tạo ra môi trường để khuyến khích cho các sáng kiến sáng tạo, phát triển các ngành công nghiệp về văn hóa, biến văn hóa trở thành nguồn lực, động lực chính cho phát triển”.

Tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa nhưng Thành ủy Hà Nội xác định, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần kiên trì, quyết tâm. Các văn kiện của thành phố trong nhiệm kỳ tới đã thẳng thắn chỉ ra: Trong văn hóa, nhiều mặt còn chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, vai trò và vị thế của Thủ đô. Vì thế cần phải có điểm đột phá.

Để xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở thực chất, hiệu quả hơn, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch 205/KH-UBND ngày 17/9/2019 để nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Mục tiêu của kế hoạch là hình thành cơ chế phối hợp thực hiện chặt chẽ, đồng bộ trong các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội từ thành phố đến cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong quá trình triển khai...

Theo tinh thần kế hoạch trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý yêu cầu, các nội dung nâng cao chất lượng xây dựng mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” phải được đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp thực sự quan tâm thực hiện bằng chủ trương, chính sách cụ thể, đồng thời thu hút được đông đảo cán bộ và các tầng lớp Nhân dân nhiệt tình tham gia. Các quận, huyện cần thường xuyên xây dựng kế hoạch triển khai, có những chính sách ưu tiên cho quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa, các cuộc vận động xã hội ở địa phương...

Ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết: “Những nội dung liên quan đến vấn đề văn hóa đã được thể nghiệm một cách khá dày đặc, nằm ở những nội dung quan trọng và nó không chỉ thể hiện ở phần đánh giá, ở phần nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm mà đặc biệt đã đưa được những nội dung về văn hóa vào trong những khâu đột phá, những nhiệm vụ trọng tâm, cũng như từng giải pháp cụ thể, kể cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng…”.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong hệ thống chính trị, trong các cơ quan, đơn vị, ở các thôn, làng, tổ dân phố, mỗi gia đình và các tầng lớp nhân dân là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển Thủ đô toàn diện và bền vững. Để làm được điều đó, cần tiếp tục tạo chuyển biến nhận thức, hướng tới và thực hiện việc nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình văn hóa cốt lõi, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh ở cơ sở một cách thực chất, hiệu quả...

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm