Tag

Hà Nội sẵn sàng phương án thoát nước, chống úng ngập trong mùa mưa lũ

Môi trường 29/04/2022 20:31
aa
TTTĐ - Để tránh nguy cơ ngập úng, sẵn sàng tiêu thoát nước trong mưa lũ, thành phố Hà Nội đã lên các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các máy bơm, nạo vét hệ thống thoát nước, đồng thời chủ động xây dựng phương án bảo đảm thoát nước, chống úng ngập nhằm đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu.
Công nhân thoát nước ứng trực từ 5 giờ sáng phục vụ khai giảng và chống ngập úng Công ty Thoát nước Hà Nội chuẩn bị ứng phó bão số 7 Quảng Nam: Điều chỉnh thiết kế dự án hệ thống thoát nước phía Bắc Điện Bàn Đoàn Thanh niên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: Ứng dụng công nghệ phát huy tinh thần xung kích thanh niên

Gấp rút khơi thông hệ thống thoát nước

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết năm nay diễn biến bất thường, phức tạp và được dự báo có thể xuất hiện những trận mưa không theo quy luật. Do đó, những ngày này, công nhân của Công ty Thoát nước Hà Nội đang khẩn trương hoàn tất các công việc cuối cùng của kế hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành.

Tại điểm thường xảy ra úng ngập ở ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), việc nạo hút bùn các ga thu cống ngang đang được Tổ duy trì số 5, Xí nghiệp Thoát nước số 1 triển khai.

Tổ trưởng Tổ duy trì số 5 Nguyễn Đức Hùng thông tin, theo quy trình, các ga thu cống ngang được nạo vét mỗi tháng/lần. Tuy nhiên, với các điểm úng ngập, việc hút bùn, nạo vét ga thu cống ngang phải làm trước và sau mưa nhằm kiểm soát thu nước tốt nhất.

Còn tại công viên Indira Gandhi (quận Ba Đình, Hà Nội), Xí nghiệp Thoát nước số 4 đang nạo vét, hút bùn cống hộp cuối trục thoát nước chính của các phường: Ngọc Khánh, Thành Công, trước khi nước đổ về hồ điều hòa trong công viên.

Theo Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 4 Đỗ Duy Thao, thông thường, đơn vị sử dụng phương tiện cơ giới nạo vét, hút bùn. Song, với các điểm sâu trong ngõ xóm, khu dân cư, xe cơ giới không thể vào được, bắt buộc phải làm thủ công. Công nhân phải chui xuống lòng cống xúc bùn, kéo lên các xe gom để chở đi... “Là trục thoát nước chính của khu vực nên lượng bùn cần thanh thải trong lòng cống rất lớn”, ông Đỗ Duy Thao nói.

Hà Nội sẵn sàng phương án thoát nước, chống úng ngập trong mùa mưa lũ
Hà Nội sẵn sàng phương án thoát nước, chống úng ngập trong mùa mưa lũ

Quyền Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Phan Hoài Minh cho biết, dự báo năm 2022, thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường. Do đó, ngay sau khi kết thúc mùa mưa năm 2021, công ty đã bảo dưỡng, sửa chữa ngay hệ thống máy bơm; nạo vét, hút bùn tại các cống, kênh, mương, làm thông thoáng hệ thống thoát nước...

Đến thời điểm này, các trục thoát nước chính, điểm úng ngập đều được nạo vét, hút bùn, bảo đảm dẫn dòng tiêu thoát nước về các hồ, cũng như điều tiết nước về Trạm bơm Yên Sở nhanh nhất khi xảy ra mưa lớn. Các trạm bơm trên hệ thống cũng đã bảo dưỡng, sửa chữa xong. Toàn bộ mực nước đệm trên hệ thống thoát nước đã được hạ thấp để chủ động đề phòng những trận mưa lớn.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành thoát nước

Theo nhận định của ông Phan Hoài Minh, Quyền Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm/2 giờ, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng thấp. Với các trận mưa 50-100mm/2 giờ, dự kiến tồn tại 11 điểm úng ngập. Công ty đã xây dựng kế hoạch thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội mùa mưa năm 2022 với các giải pháp cho từng lưu vực.

Cụ thể, với lưu vực sông Tô Lịch, bên cạnh tăng cường duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa, kiểm soát mực nước đệm trên hệ thống, công ty đã xây dựng kế hoạch ứng trực chi tiết, triển khai lực lượng tại điểm úng ngập khi có mưa.

Công ty cũng phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư đang có công trình, dự án thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, như: Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá trên sông Tô Lịch, Lừ, Sét, mương N1, N2...; Dự án xây dựng nhà ga đường sắt đô thị S12 (ngã ba Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo); Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3..., thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, phá dỡ đập quây khi có mưa.

Hà Nội sẵn sàng phương án thoát nước, chống úng ngập trong mùa mưa lũ
Thành phố Hà Nội đã lên các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các máy bơm, nạo vét hệ thống thoát nước trước mùa mưa lũ

Với lưu vực sông Nhuệ, lưu vực Long Biên, do các khu vực này hệ thống thoát nước chủ yếu là tự tiêu, tự chảy nên bên cạnh tăng cường duy trì thường xuyên hệ thống thoát nước, công ty liên hệ chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các đơn vị thủy lợi trên địa bàn thống nhất quy trình phối hợp khống chế mực nước sông Nhuệ, sông Cầu Bây, tạo điều kiện cho việc tiêu thoát nước của lưu vực các con sông này.

Năm 2021, đơn vị đã chủ động triển khai công tác ứng trực, vận hành cụm công trình đầu mối Yên Sở, cụm công trình Bắc Thăng Long - Vân Trì, các trạm bơm, công trình điều tiết trên hệ thống; xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tình trạng úng ngập trên địa bàn Thành phố.

Kết quả đã xử lý 11 trọng điểm úng ngập trên địa bàn Thành phố. Trong đó, 3 điểm gồm: Hoa Bằng, Minh Khai, Nguyễn Khuyến đã giảm thiểu tình trạng úng ngập, chỉ xảy ra úng ngập khi mưa lớn, rút hết nước sau khi hết mưa từ 10-20 phút.

5 điểm đang triển khai các dự án cải tạo thoát nước là: Ngã 5 Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa; ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Thụy Khuê (dốc La Pho); Cao Bá Quát; Vũ Trọng Phụng. 3 điểm còn lại là Đại lộ Thăng Long, Ngọc Lâm và Hoàng Như Tiếp đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư các dự án.

"Trong thời gian tới, đơn vị sẽ phấn đấu từng bước khắc phục những tồn tại trên hệ thống thoát nước nhằm bảo đảm cuộc sống, nhu cầu đi lại của người dân. Đặc biệt, trong năm 2022, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẽ nghiên cứu, hợp tác, ứng dụng các công nghệ tiên tiến mới trong xử lý ô nhiễm môi trường nước, xử lý bùn thải; Từng bước xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư, người dân tham gia xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố; Đồng thời, xây dựng và lắp đặt trạm xử lý nước thải tập trung tại các bệnh viện và khu đô thị, thiết bị tách dầu mỡ tại các nhà hàng, hộ gia đình.

Ngoài ra, công ty tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước, triển khai số hóa mạng lưới thoát nước trên hệ thống; Thực hiện nghiêm túc phương án ứng trực, giải quyết úng ngập đã được phê duyệt và trực đường dây nóng…”, ông Phan Hoài Minh nhấn mạnh.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm