Tag

Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh giá nước sạch: Việc làm cần thiết, phù hợp với thực tế

Muôn mặt cuộc sống 25/04/2023 18:05
aa
TTTĐ - Nước sạch sinh hoạt là một trong những nhu cầu thiết yếu quan trọng của Nhân dân Thủ đô. Hiện nay, nguồn nước sạch đang từng bước chuyển từ khai khác nguồn nước ngầm sang sử dụng nguồn nước mặt.
Hà Nội điều chỉnh giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững Nguồn nước trong lành, quanh năm khỏe mạnh Giải "cơn khát" nước sạch tại các huyện ngoại thành Hà Nội

Tuy nhiên, các chi phí cấu thành giá nước sạch cơ bản đều tăng. Do đó, việc xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế.

Nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng gia tăng

Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa, dân số tăng nhanh do sự gia tăng cơ học, đời sống của người dân càng được nâng cao thì yêu cầu về sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao.

Nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của Nhân dân, thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã đặc biệt quan tâm cho lĩnh vực này, với chủ trương xã hội hóa phát triển hệ thống cấp nước.

Theo đó, hệ thống sản xuất và phân phối nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như: Ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Qua đó, hệ thống đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nước sạch, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt của các năm trước. Hiện nay, nguồn nước sạch đang từng bước chuyển từ khai khác nguồn nước ngầm sang sử dụng nguồn nước mặt đã từng bước đảm bảo nguồn cung và nâng cao chất lượng nước sạch.

Tuy nhiên, hiện nay, các chi phí cấu thành giá nước sạch cơ bản đều tăng, cụ thể như: Tiền lương tối thiểu vùng tăng từ 2.350.000 đồng/tháng (năm 2013) lên 4.680.000 đồng/tháng (bằng 199,14%), mức lương cơ sở tăng từ 1.150.000 đ/tháng lên 1.490.000 đ/người/tháng (bằng 129,56 %). Chi phí điện năng tăng, giá điện bình quân từ 1.437 lên 1.864 đồng/kwh (tăng 129,7%). Cùng với đó, các loại thuế, phí điều chỉnh tăng trong 10 năm qua như thuế Tài nguyên, cụ thể năm 2013 thuế tài nguyên khai thác nước ngầm quy định là 3% đến nay là 5%...

Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh giá nước sạch: Việc làm cần thiết, phù hợp với thực tế
Hiện nay, nguồn nước sạch đang từng bước chuyển từ khai khác nguồn nước ngầm sang sử dụng nguồn nước mặt

Dân số ngày càng tăng nhanh, đời sống của người dân càng được nâng cao kéo theo yêu cầu về sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao. Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó tại Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quan điểm lập điều chỉnh quy hoạch là ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm.

Vì vậy, thành phố Hà Nội đã chủ trương bổ sung đơn vị cấp nguồn là Dự án nhà máy nước mặt sông Đà, Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống, Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng. Đồng thời Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã đầu tư cải tạo chuyển đổi Nhà máy nước Bắc Thăng Long Vân Trì từ sản xuất nước ngầm sang lưu thông nước mặt.

Trong 4 dự án thì Dự án Nhà máy nước mặt sông Đà đã triển khai cấp nước từ năm 2009 để cấp nguồn nước cho khu vực phía Tây Hà Nội, đến nay dự án đã nâng công suất từ 220.000 m3/ngày đêm lên 300.000 m3/ngày đêm; Dự án Nhà máy nước Bắc Thăng Long Vân Trì đã đi vào hoạt động với công suất đạt 150.000 m3/ngày đêm; Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng hiện trong giai đoạn triển khai dự án.

Từ tháng 1/2019, Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống đã đi vào hoạt động và bổ sung nguồn cấp cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, đến nay Dự án đã hoàn thành phân kỳ 2 giai đoạn 1 với công suất đạt 300.000 m3/ngày đêm.

Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh giá nước sạch: Việc làm cần thiết, phù hợp với thực tế
Nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh

Như vậy, với 3 nhà máy sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt thì công suất đến thời điểm năm 2022 đạt 750.000 m3/ngày đêm, chiếm 49% sản lượng nước sạch cung cấp cho thành phố. Việc bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống, sông Đà, sông Hồng vào hệ thống cấp nước của các đơn vị lưu thông để cấp nước cho thành phố sẽ thực hiện theo lộ trình giảm dần lượng khai thác nước ngầm theo quy hoạch.

So với thời điểm trước đây, cơ cấu nguồn nước mặt tăng lên, giảm khai thác nguồn nước ngầm. Khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng do chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm, vì vậy cộng hưởng làm giá thành sản xuất nước sạch tăng so với trước đây.

Điều chỉnh giá nước sạch xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn

Chất lượng nước tại các nhà máy sản xuất nước ngầm, nước mặt của Hà Nội đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế. Tuy nhiên, quá trình lưu thông được vận hành trên mạng lưới, đường ống, qua các bể chứa, trạm bơm đến các khu dân cư cũ như Thành Công (Ba Đình); Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân)… có hệ thống đường ống cấp nước được lắp đặt từ vài chục năm trước đã hư hỏng, xuống cấp. Vì vậy, nguồn nước sạch cấp đến các khu vực này thường có tỷ lệ thất thoát và nguy cơ không đảm bảo chất lượng.

Tại nhiều khu đô thị, chung cư cao tầng, do mạng lưới nội bộ được các chủ đầu tư tự thi công, đơn vị cung cấp nước sạch chỉ có nhiệm vụ đấu nối đến hàng rào. Nhiều khu vực mạng nội bộ không được đầu tư đúng mức, không đủ công suất cấp đến toàn bộ dân cư, hoặc bể chứa, trạm bơm không được vận hành, duy tu, duy trì theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ, dẫn đến ô nhiễm nước sinh hoạt.

Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh giá nước sạch: Việc làm cần thiết, phù hợp với thực tế
Chất lượng nước tại các nhà máy sản xuất nước ngầm, nước mặt của Hà Nội đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế

Trên cơ sở đó, dự thảo phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố đã thực hiện đúng quy định về xây dựng phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với quy định, đảm bảo sự đồng thuận của các doanh nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới người dân và đối tượng sử dụng nước sạch có liên quan; Có chính sách chỉ đạo kiểm tra chất lượng nước sạch và cơ chế hỗ trợ người dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách.

Dự kiến lộ trình áp dụng trong năm 2023 và năm 2024, mức giá dự kiến tăng hàng năm được áp dụng cho các nhóm khách hàng: Hộ dân cư; Cơ quan hành chính sự nghiệp; Đơn vị sự nghiệp, phục vụ công ích; Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ. Trong đó dự kiến, đối với các hộ dân cư với nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức đến 10m3 thì số tiền phải chi thêm khoảng 15.270 đồng/tháng.

Đối với các nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì mức giá nước tăng khoảng 20%, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng chi phí.

Tại dự thảo phương án giá nước sạch đã đánh giá các tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch đối với các đối tượng sử dụng, trong đó việc điều chỉnh giá nước sạch xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, phù hợp với chủ trương của nhà nước về đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch và chủ trương xã hội hóa công tác sản xuất kinh doanh nước sạch.

Theo tính toán của liên ngành, phương án điều chỉnh giá nước nếu tính đến tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thì tăng khoảng 0,17%, không tác động lớn đến giá các loại hàng hoá, dịch vụ có liên quan.

Có thể thấy, việc xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Đọc thêm

Cảnh giác trước những “màn kịch” lừa đảo trên sàn thương mại điện tử Muôn mặt cuộc sống

Cảnh giác trước những “màn kịch” lừa đảo trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua thương mại điện tử đang gia tăng mạnh, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Mặc dù cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo nhưng vẫn còn nhiều người dân “sập bẫy” với chiêu trò “bình mới rượu cũ này”.
Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau Muôn mặt cuộc sống

Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên...
Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số Muôn mặt cuộc sống

Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Những năm qua, công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư, hỗ trợ cả về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô.
Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc Muôn mặt cuộc sống

Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc

TTTĐ - 90 tác phẩm xuất sắc đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI đã được Ban tổ chức vinh danh vào tối 11/11/2024.
Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại Muôn mặt cuộc sống

Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 11/11, tại tòa T9 Khu đô thị Times City, Ban Công tác Mặt trận và Nhân dân địa bàn dân cư số 17 phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự chương trình có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao Xã hội

Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Chiều 11/11, về dự và chung vui với Nhân dân thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đề nghị cán bộ, Nhân dân thôn 5 tiếp tục đoàn kết, đồng lòng xây dựng thôn ngày càng phát triển; cùng phấn đấu để xã Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao...
Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết Muôn mặt cuộc sống

Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết

TTTĐ - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị... chỉ đạo tuyên truyền, khuyến khích đảng viên, cán bộ, công chức tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng chung vui, qua đó nắm tình hình, thăm hỏi, động viên, khích lệ tinh thần Nhân dân trên địa bàn.
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

TTTĐ - Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo” Muôn mặt cuộc sống

Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo”

TTTĐ - Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11. Trong thời gian này, để đảm bảo người dân được tham gia các hoạt động an toàn, thuận tiện, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, trật tự dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Từ ngày 10/11, nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước Muôn mặt cuộc sống

Từ ngày 10/11, nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

TTTĐ - Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Xem thêm