Tag
Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023)

Hà Nội giương cao "lá cờ đầu"

MultiMedia 19/08/2023 07:00
aa
TTTĐ - Cách đây 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Hà Nội đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phát xít, góp phần quan trọng quyết định nhanh chóng kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. 78 năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn phát triển vững mạnh về mọi mặt. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hà Nội cũng sáng bừng tinh thần "vì cả nước, cùng cả nước" và là "lá cờ đầu" trong thực hiện mọi nhiệm vụ...
Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo “Hà Nội- Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình” qua sách báo “Chúng em hát về Bác và Thủ đô anh hùng” “Bản hùng ca bầu trời” - Khơi dậy niềm tự hào về Thủ đô anh hùng

Lá cờ đầu của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội là nơi đặt trụ sở của Thống sứ Pháp ở Bắc kỳ, đại diện triều đình nhà Nguyễn, Bộ Chỉ huy quân Nhật ở Việt Nam và Chính phủ (thân Nhật) Trần Trọng Kim. Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các tầng lớp Nhân dân, thanh niên, sinh viên, trí thức... Bởi vậy, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ xác định đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng; Đồng thời, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hành động của các phe phái, nhất là quân Nhật, để lãnh đạo, chỉ đạo Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền, tạo cơ sở, tiền đề cho các địa phương khởi nghĩa.

Trung ương đã cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, giỏi nắm bắt thực tiễn, chỉ đạo cách mạng để tăng cường cho Hà Nội. Được sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ mọi việc; Trong đó, chú trọng phát triển lực lượng chính trị, vũ trang và bán vũ trang để khi có điều kiện chớp thời cơ khởi nghĩa, giành chính quyền về tay Nhân dân.

Hà Nội bừng "tiến quân ca"
Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội năm 1945, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ. Ảnh tư liệu

Thực hiện kế hoạch của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội, ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội được diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa rất lớn lao, thúc đẩy Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước, dẫn tới sự kiện lịch sử trọng đại: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cũng từ đây, Hà Nội chính thức trở thành Thủ đô của nước Việt Nam mới, trở thành thành trì đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền non trẻ vừa giành được.

Khởi nghĩa ở Hà Nội thành công là kết quả của một quá trình chuẩn bị mọi mặt của Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội, từ tổ chức, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đến tập dượt quần chúng. Đó là thắng lợi của nghệ thuật biết giành thời cơ cách mạng và năng lực tổ chức, phát huy sức mạnh vô địch của Nhân dân “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Đặc biệt, ở thời điểm có tính chất quyết định, Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy Hà Nội đã chủ động, táo bạo tìm ra phương thức khởi nghĩa phù hợp, tổ chức thành công các cuộc đấu tranh ngoại giao, vô hiệu hóa kẻ thù để giành được thắng lợi lớn nhất với tổn thất ít nhất. Đó còn là thành công to lớn của Đảng bộ Hà Nội trong việc vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chiến lược, sách lược của Đảng vào thực tiễn Hà Nội.

"Trái tim hồng" không ngừng lớn mạnh

Từ bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám, trong suốt quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển, TP Hà Nội luôn chủ động, sáng tạo, đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức, ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện.

TP luôn duy trì tăng trưởng cao và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp 12,59% về GRDP, 17,07% về thu ngân sách Nhà nước...

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện từng bước, gắn với niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. TP tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Hà Nội bừng "tiến quân ca"
Một góc Hà Nội hôm nay

Cùng với đó, công tác chăm lo cho con người và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chuyển biến tích cực. Các giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến được gìn giữ và phát huy. Tiềm lực khoa học và công nghệ được quan tâm đầu tư phát triển...

Những năm gần đây, để tạo động lực phát triển cho Thủ đô, trong khi kiên trì thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên trong bối cảnh khó khăn, Thành ủy, HĐND, UBND TP đã kịp thời triển khai những chủ trương lớn mang tầm nhìn chiến lược, tạo tiền đề cho Thủ đô phát triển trong 5, 10, 20 năm, thậm chí là 30 năm tới.

Nổi bật là Hà Nội đã đề xuất và được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cụ thể hóa Nghị quyết, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng chương trình hành động xác định 132 nhiệm vụ, đề án thực hiện; Đồng thời kiến nghị các cơ quan trung ương triển khai 74 nội dung liên quan.

Đặc biệt, Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương thông qua chủ trương Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, Hà Nội đã bắt tay vào thực hiện dự án; Trực tiếp đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP làm Trưởng ban Chỉ đạo. Ngày 25/6, dự án đã chính thức khởi công, đánh dấu mốc quan trọng và chứng minh một con đường của “ý Đảng, lòng dân”.

TP cũng đã ban hành nghị quyết về ưu tiên đầu tư vào 3 lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo và văn hóa với tổng mức đầu tư hơn 49.200 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Sau hơn 1 năm thực hiện, khoảng 1.000 công trình đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới. Hà Nội cũng đã triển khai thực hiện có hiệu quả những chủ trương lớn thể hiện tầm nhìn, ý chí quyết tâm, đổi mới, sáng tạo như: Phân cấp, ủy quyền; Đề án quản lý tài sản công; xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ; Đề án cải tạo chung cư cũ...

Hiện, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nhiệm vụ lớn là lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065), xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Luật Thủ đô.

Những bài học thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội về tư tưởng cách mạng tiến công, đoàn kết, trí tuệ, không rập khuôn, máy móc để đạt được mục tiêu thắng lợi; Về xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng dân; Về bản lĩnh trong lựa chọn phương thức đấu tranh phù hợp hoàn cảnh cụ thể vẫn là bài học vẹn nguyên tính thời sự. Đây mãi là nguồn tư liệu quý để Hà Nội vận dụng một cách sáng tạo, tỏa sáng trong thời đại mới.

Đọc thêm

Thủ tướng thăm điểm trường, nơi tránh trú của 170 người dân MultiMedia

Thủ tướng thăm điểm trường, nơi tránh trú của 170 người dân

TTTĐ - Sáng 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thị sát, kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai do hoàn lưu bão số 3 gây ra tại thành phố Yên Bái.
Ấm áp tình người trong mưa lũ Ảnh

Ấm áp tình người trong mưa lũ

TTTĐ - Sau siêu bão Yagi đổ bộ, mưa lũ kinh hoàng khiến người dân phía Bắc đang phải hứng chịu những đợt mưa lớn, gây ra tình trạng sạt lở, ngập nặng. Ngay sau đó, nhiều đơn vị từ Trung ương đến địa phương, từ cá nhân đến tổ chức đã nhanh chóng, kịp thời tới các vùng khó khăn, giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả.
Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt Infographic

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt

TTTĐ - Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 với mưa lớn kèm theo nước dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập nghiêm trọng. Sau bão, mưa lớn, ngập lụt tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Người dân cần liên hệ với cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh.
Kỹ năng ứng phó với lũ lụt Infographic

Kỹ năng ứng phó với lũ lụt

TTTĐ - Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng khí tượng cực đoan gây ra cùng với sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, người dân cần chủ động phòng, tránh và lưu ý một số kỹ năng ứng phó với thiên tai, lũ lụt.
Những điều nên làm sau khi bão Yagi đi qua Infographic

Những điều nên làm sau khi bão Yagi đi qua

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ; hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Dự báo các tỉnh Bắc Bộ còn mưa lớn sau bão. Để bảo đảm an toàn, người dân cần lưu ý các khuyến cáo sau:
Thủ đô dồn lực khắc phục hậu quả bão số 3 Ảnh

Thủ đô dồn lực khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, các cơ quan, địa phương, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội tiếp tục thống kê thiệt hại, đồng thời huy động mọi lực lượng, phương tiện, thiết bị tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra.
Khuyến cáo an toàn khi bão Yagi đổ bộ Infographic

Khuyến cáo an toàn khi bão Yagi đổ bộ

TTTĐ - Từ chiều đến tối nay (7/9) là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội. Gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 10, mưa lớn kéo dài có khả năng gây ngập úng diện rộng. Người dân cần chủ động các phương án đảm bảo an toàn khi bão Yagi đổ bộ
Kỹ năng an toàn trước và trong bão cho cộng đồng dân cư Infographic

Kỹ năng an toàn trước và trong bão cho cộng đồng dân cư

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của cơ bão số 3 (tên quốc tế là YAGI), nhằm kịp thời tuyên truyền hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét sạt lở đến cộng đồng, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng an toàn trước và trong bão cho cộng đồng dân cư.
Đảm bảo an toàn điện trước cơn bão YAGI Infographic

Đảm bảo an toàn điện trước cơn bão YAGI

TTTĐ - Bão số 3 (YAGI) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng, tránh sự cố, tai nạn điện đáng tiếc xảy ra người dân cần lưu ý những vấn đề về an toàn điện.
Kỹ năng ứng phó với bão Yagi MultiMedia

Kỹ năng ứng phó với bão Yagi

TTTĐ - Theo dự báo, siêu bão Yagi sắp đổ bộ vào nước ta với sức gió vùng tâm bão cấp 10 - 12, giật cấp 14, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai đã đưa ra khuyến cáo cho người dân về kỹ năng ứng phó với bão.
Xem thêm