Tag

Hà Nội đề xuất không tăng học phí, học trực tuyến thu bằng 75% mức quy định

Tin tức 22/09/2021 19:03
aa
TTTĐ - Chiều nay (22/9) tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã tiến hành xem xét về việc ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2021-2022.
Sở GD&ĐT TPHCM hướng dẫn giãn thu và hỗ trợ học phí TP Hồ Chí Minh hỗ trợ học phí học kỳ I cho học sinh
Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương trình bày Tờ trình của UBND TP
Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương trình bày Tờ trình của UBND TP

Trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội về vấn đề này, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, UBND TP đề xuất mức học phí năm học 2021-2022 được giữ nguyên như năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực.

Cụ thể, với nhà trẻ, mẫu giáo (không bao gồm trẻ em mầm non 5 tuổi), THPT, Giáo dục thường xuyên cấp THPT: Học sinh (HS) theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị là 217.000 đồng/tháng; HS theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nông thôn 95.000 đồng/tháng; HS theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi 24.000 đồng/tháng. Với trẻ em mầm non 5 tuổi, THCS, Giáo dục thường xuyên cấp THCS: HS theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị là 155.000 đồng/tháng; HS theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nông thôn 75.000 đồng/tháng; HS theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi 19.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, quy định mức học phí đối với giáo dục tiểu học công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên, theo quy định HS tiểu học công lập không phải đóng học phí, vì vậy TP không quy định thu học phí đối với HS này.

Tuy nhiên, để có cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho HS tiểu học tư thục thuộc đối tượng miễn giảm học phí và miễn giảm học phí cho HS tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, UBND TP đề xuất bổ sung quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục tiểu học công lập bằng với mức học phí theo quy định đối với trẻ em mầm non 5 tuổi và HS phổ thông cấp THCS.

Học sinh học trực tuyến
Học sinh học trực tuyến

Về quy định mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến, theo quy định của Trung ương, UBND TP đề xuất mức thu học phí bằng 75% mức thu học phí của cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành (gồm cả cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư).

Về quy định thời gian thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, PT công lập trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh và các sự kiện bất khả kháng, UBND TP đề xuất: Đối với các tháng có thời gian dạy học thực tế (bao gồm cả thời gian to chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường) không đủ cả tháng, việc xác định thời gian thu học phí được tính như sau: Trường hợp thời gian dạy học thực tế trong tháng dưới 14 ngày thì thực hiện thu 1/2 tháng; trường hợp thời gian dạy học thực tế trong tháng từ 14 ngày trở lên thỉ thực hiện thu đủ tháng (bao gồm cả số ngày nghỉ theo quy định của pháp luật). Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9 tháng/năm học.

Thay mặt Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP trình bày báo cáo thẩm tra về vấn đề này, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình cho biết: Ban thống nhất với đề xuất giữ nguyên mức thu học phí như năm học 2020-2021 đã được thông qua tại Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của HĐND TP, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp với các chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 của Chính phủ và TP, phù hợp khả năng đóng góp của cha mẹ học sinh.

Mức thu học phí năm học 2021-2022 đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, thống nhất đề xuất quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục tiểu học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên để làm căn cứ thực hiện 2 chính sách: Hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và các văn bản liên quan; miễn giảm học phí đối với học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết Tin tức

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

TTTĐ - Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập Tin tức

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

TTTĐ - Theo đề xuất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, từ ngày 1/7/2025, sau khi kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước, sẽ không bầu mà tiến hành chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập.
Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân Tiêu điểm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Thời sự

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Xem thêm