Hà Nội đề nghị phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 44 dự án giai đoạn 2021-2025
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trình bày, UBND TP trình HĐND TP xem xét, cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 44 dự án đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 của TP Hà Nội với những nội dung chính như sau: Cho ý kiến điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn Trung ương của dự án (nhóm A): Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai từ 1.600 tỷ đồng lên thành 2.106,079 tỷ đồng.
Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Tờ trình tại kỳ họp thứ tư (kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI |
Số lượng dự án: 36 dự án (trong đó: 30 dự án nhóm B, 6 dự án nhóm C) được UBND thành phố chỉ đạo, giao các đơn vị thực hiện lập, thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Trong số 36 dự án, có 9 dự án sử dụng 100% ngân sách cấp huyện (các quận: Tây Hồ, Long Biên và các huyện: Thường Tín, Thanh Trì) và 2 dự án sử dụng ngân sách quận (quận Bắc Từ Liêm) và ngân sách thành phố.
Tổng mức đầu tư dự kiến: 10.420.991 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách thành phố: 7.210.347 triệu đồng và Ngân sách cấp huyện là: 3.210.644 triệu đồng.
Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn: Ngân sách cấp thành phố: 7,210.347 triệu đồng, dự kiến sử dụng trong giai đoạn 2021-2025 là 5.768.278 triệu đồng (chiếm khoảng 80% tổng mức đầu tư), đảm bảo không vượt khả năng cân đối ngân sách thành phố giai đoạn 2021-2025.
Các đại biểu HĐND TP tham dự kỳ họp |
Các dự án này đã có trong danh mục dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2025 (đề nghị bổ sung kế hoạch trung hạn 3 dự án: Xây dựng tuyến đường từ đường Tây Thăng Long đến đường từ Đại học Mỏ địa chất đi đường Phạm Văn Đồng; Bảo tồn, tôn tạo di tích đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu; Bảo tồn, tôn tạo di tích cụm di tích đền An Dương Vương tại khu di tích thành Cổ Loa).
Ngân sách cấp quận: 3.210.644 triệu đồng, dự kiến cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp huyện. Trong quá trình lập, trình thẩm định chủ trưomg đầu tư các đơn vị: Tây Hồ, Long Biên, Bắc Từ Liêm và các huyện: Thường Tín, Thanh Trì đã có văn bản của cấp cáo thẩm quyền cam kết đảm bảo khả năng cân đối theo quy định.
Các dự án trình HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư là các dự án quan trọng thuộc đối tượng ưu tiên của các lĩnh vực, phù hợp với mục tiêu, định hướng đầu tư và các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong giai đoạn 2021-2025.
Thời gian thực hiện dự án: Đảm bảo phù hợp theo quy định của Luật Đầu tư công về thời gian bố trí vốn dự án (nhóm c dưới 3 năm, nhóm B dưới 4 năm, nhóm A dưới 6 năm), đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách thành phố giai đoạn 2021-2025, phù hợp tiến độ thực hiện (chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng...).
Điều chỉnh chủ trưorng đầu tư: 7 dự án (trong đó: 3 dự án nhóm B, 4 dự án nhóm C) sử dụng vốn đàu tư công của thành phố và cấp huyện, tổng mức đầu tư dự kiến 2.347.700 triệu đồng.
Số lượng dự án: 7 dự án (trong đó: 3 dự án nhóm B, 4 dự án nhóm C) được UBND thành phố chỉ đạo, giao các đorn vị thực hiện lập, thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025).
Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.347.700 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách thành phố: 1.562.906 triệu đồng, ngân sách cấp huyện là: 771.794 triệu đồng và nguồn vốn của đon vị là: 13.000 triệu đồng.
Theo báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, trên cơ sở ý kiến của đại biểu HĐND và những giải trình, làm rõ của UBND TP, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị HĐND TP thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP Hà Nội và chuẩn xác lại về số lượng và danh mục các dự án được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quyết nghị của HĐND TP.
Trong ngày làm việc 8/4 của kỳ họp, các đại biểu HĐND TP tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này. Chiều cùng ngày, HĐND TP sẽ tiến hành xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết.