Tag

Hà Nội đạt bước tiến nhảy vọt về chỉ số PAPI: Thành quả ấn tượng, nỗ lực phục vụ Nhân dân

Tin tức 10/05/2022 16:42
aa
TTTĐ - Chỉ số PAPI của Hà Nội năm 2021 xếp thứ 9 (một bước tiến nhảy vọt so với năm 2020 xếp thứ 48). Đáng nói, các chỉ số ghi điểm cao chủ yếu về “công khai, minh bạch”, chỉ số “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, chỉ số “thủ tục hành chính"… Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của TP Hà Nội trong việc cải thiện chỉ số PAPI qua các năm, ghi nhận sự cải thiện đáng kể về quản trị và hành chính công, từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân.
Hà Nội thuộc nhóm có điểm số PAPI cao nhất cả nước Không khí SEA Games 31 len lỏi khắp phố phường Thủ đô Địa điểm thi đấu các môn thể thao tại SEA Games 31 ở Thủ đô Hà Nội
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội

Chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đạt 7,08/10 điểm

Theo kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2021 được công bố ngày 10/5/2022, tổng số điểm chỉ số PAPI năm 2021 của Hà Nội đạt 44,45 điểm. Trong đó, chỉ số “tham gia của người dân ở cấp cơ sở” đạt 5,01/10 điểm; “công khai, minh bạch” đạt 5,93/10 điểm; “trách nhiệm giải trình với người dân” đạt 4,33/10 điểm; “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đạt 7,08/10 điểm; “thủ tục hành chính công” đạt 7,54/10 điểm; “cung ứng dịch vụ công” đạt 7,79/10 điểm; “quản trị môi trường” đạt 3,16/10 điểm; “quản trị điện tử" đạt 3,61/10 điểm…

Có thể thấy, Hà Nội đã có sự chuyển biến tích cực khi chỉ còn 1 chỉ số nội dung “quản trị môi trường” vẫn nằm trong nhóm điểm thấp nhất (năm 2020 có “quản trị môi trường” và “thủ tục hành chính công” nằm trong nhóm này).

Năm 2021, Hà Nội cũng không còn nhóm chỉ số nội dung nào nằm trong nhóm điểm trung bình thấp (năm 2020 có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm này); có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm trung bình cao là “tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, “trách nhiệm giải trình với người dân”, “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, “cung ứng dịch vụ công” (năm 2020 có 2) và 3 chỉ số nội dung nằm trong nhóm cao nhất là “công khai, minh bạch”, “thủ tục hành chính công”, “quản trị điện tử” (năm 2020 không có chỉ số nội dung nào thuộc nhóm cao nhất).

Với kết quả này, chỉ số PAPI năm 2021 của Hà Nội tăng so với năm 2020 (năm 2020 đạt 41,629/80 điểm), nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có điểm tổng hợp chỉ số PAPI cao nhất.

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành

Có được kết quả này là nhờ sự quyết tâm cao từ thành phố đến cơ sở đã tập trung triển khai nhiều giải pháp.

Chỉ số PAPI năm 2020 của thành phố Hà Nội đạt 41,63 điểm, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 11 bậc về thứ hạng so với năm 2019. Tuy nhiên, chỉ số tổng hợp chỉ tăng nhẹ (0,1%) và vẫn nằm trong nhóm các địa phương có điểm tổng hợp Chỉ số PAPI thấp nhất.

Trước thực tế trên, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1284/UBND-SNV ngày 4/5/2021 về việc tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 22/1/2021 về cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của Hà Nội năm 2021.

Hà Nội đạt bước tiến nhảy vọt về chỉ số PAPI: Thành quả ấn tượng, nỗ lực phục vụ Nhân dân
Thủ tục hành chính công đạt 7,54/10 điểm

Tiếp đó, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 4/8/2021 về cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Tháng 8/2021, UBND thành phố tiếp tục ban hành quyết định về việc thành lập Tổ công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh và Chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025...

Đặc biệt, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để thực hiện các kế hoạch nêu trên, trong tháng 9 và 10/2021, Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức một hội nghị trực tuyến và một hội nghị trực tiếp bàn về các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI năm 2021.

Song song đó, các địa phương của thành phố cũng tập trung cải thiện Chỉ số PAPI ở cấp cơ sở. Theo Trưởng phòng Nội vụ quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thị Hoài Thu, năm 2021 là năm đầu tiên quận được lựa chọn là một trong những đơn vị để khảo sát Chỉ số PAPI (ở 2 phường Cầu Diễn và Mỹ Đình 1). Quận đã chủ động tuyên truyền tới người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số PAPI; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các phường để tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm khảo sát thực hiện điều tra, phỏng vấn người dân trên địa bàn. Nhìn chung, đợt khảo sát đã đạt được mục tiêu về số lượng mẫu điều tra, bảo đảm tiến độ, tính khách quan. Từ đây, quận đề ra giải pháp để nâng cao Chỉ số PAPI phù hợp.

Trong khi đó, tại huyện Chương Mỹ, năm 2021, các nội dung quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, được công khai, minh bạch, đặc biệt là nội dung thành phần “công khai, minh bạch về danh sách hộ nghèo” nên được người dân đồng tình, ủng hộ.

Theo thông tin Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng chia sẻ với báo chí, tính đến đầu tháng 11/2021, Đoàn kiểm tra công vụ thành phố đã thực hiện 536 cuộc kiểm tra, tái kiểm tra, trong đó lồng ghép các nội dung liên quan đến Chỉ số PAPI.

Với mục đích cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của thành phố giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu trung bình mỗi năm tăng ít nhất 5 bậc. Do đó, thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra để giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định mặt làm được cũng như kịp thời chấn chỉnh tồn tại, hạn chế, hướng tới việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI một cách thực chất.

Chỉ số PAPI đã hỗ trợ thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công vì mục tiêu “dân hưởng lợi” ngoài những mục tiêu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Vì vậy, việc đặt mục tiêu tăng chỉ số PAPI qua các năm cho thấy quyết tâm của lãnh đạo TP Hà Nội trong việc thúc đẩy chính quyền “do dân”, “vì dân”.

Báo cáo PAPI 2021 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền của 15.833 người dân được chọn ngẫu nhiên từ nhóm dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên với đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Trong số những người tham gia phỏng vấn trực tiếp, 14.791 người có hộ khẩu thường trú ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố và 1.042 người tạm trú ở 12 tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư ròng dương trên toàn quốc.

Đọc thêm

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Tin tức

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí Tin tức

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam xác định trong nhiệm kỳ này là tập trung vào đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên báo chí.
Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn Tin tức

Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn...
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây

TTTĐ - Tối 10/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” (1469 - 2024).
Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành Tin tức

Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành

TTTĐ - Ngay đầu tuần sau, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế. Các thành viên Chính phủ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng Thời sự

Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - Chiều 9/11 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới Thời sự

Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5% Tin tức

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

TTTĐ - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy Tin tức

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Triển khai Luật Thủ đô: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi Tin tức

Triển khai Luật Thủ đô: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, Hà Nội cần thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ các quy định Quốc hội đã trao bằng đội ngũ cán bộ, công chức có tư duy, tầm nhìn mới và tình yêu Hà Nội...
Xem thêm