Tag

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy "sức mạnh mềm" văn hóa trong quá trình phát triển

Văn hóa 21/03/2023 16:59
aa
TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 21/3, các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều chia sẻ làm rõ thêm các nội hàm văn hóa Thủ đô; Đồng thời đề xuất những giải pháp phát huy giá trị văn hóa phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.
Sáng nay (21/3), diễn ra Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại" Làm rõ luận cứ khoa học và các giải pháp giúp Hà Nội phát huy giá trị và nguồn lực văn hóa Phát huy nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả để phát triển Thủ đô Giải pháp để Hà Nội xây dựng nền công nghiệp văn hóa từ nguồn lực di sản Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội Hà Nội phải đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa
Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và đoàn Chủ tịch điều hành thảo luận

Nhìn nhận rõ “văn hiến”, bản sắc, tài nguyên nổi bật

Bàn về khái niệm văn hiến và văn hiến Thăng Long, GS.TS Đặng Cảnh Khanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên cho rằng: Với tính chất trung tâm và hội tụ của mình, không nên nhìn nhận văn hiến Thăng Long- Hà Nội, con người Hà Nội bằng con mắt tĩnh mà cần phải tìm hiểu nó như một khái niệm động.

Theo ông, văn hiến Thăng Long - Hà Nội là sự hợp lưu của con người ở nhiều vùng miền, là tinh hoa góp lại mà có. Nhà Lý quê ở Kinh Bắc, đã đưa văn hóa Phật giáo về góp mặt với Thăng Long. Nhà Trần quê ở Tức Mặc đã góp thiên tài về tổ chức quân sự ở đất Thiên Trường cho Thăng Long… Tất cả đã bổ sung, góp phần làm nên thành tựu đa dạng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong văn hóa Việt Nam.

" Tổ tiên ta từ xa xưa đã dồn toàn bộ tâm huyết, trí tuệ và tài năng để tồn tại trên mảnh đất này, để mưu cầu sự phồn vinh, hạnh phúc và truyền lại cho muôn đời con cháu những di sản quý báu về văn hiến Việt Nam và văn hiến Thăng Long.

Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu những di sản quý báu đó, trước hết là tìm thấy nền tảng cơ bản của những di sản ấy, phân tích những yếu tố cấu thành, những nguyên nhân lịch sử đã tạo nên văn hiến Việt Nam và văn hiến Thăng Long", GS.TS Đặng Cảnh Khanh nhấn mạnh.

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
GS.TS Đặng Cảnh Khanh trao đổi tại hội thảo

Luận giải thêm ý kiến của GS.TS Đặng Cảnh Khanh, PGS.TS Hồ Sĩ Quý, Nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội nêu quan điểm: Nói đến bản sắc Hà Nội, cần thiết phải nói đến sự pha trộn hài hòa, sự đan xen khó tách biệt, sự thẩm thấu tưởng như khiên cưỡng nhưng qua thời gian lại trở thành phù hợp... giữa những nét "kinh điển, hoa lệ" của châu Âu với những giá trị lịch sử đã được bảo tồn qua năm tháng của con người và văn hoá Hà Nội.

Khẳng định văn hóa - văn minh Pháp, một thành phần đáng kể của bản sắc Hà Nội, PGS.TS Hồ Sĩ Quý cũng cho rằng, trong một chừng mực nhất định, nó còn là hồn cốt của một đô thị có lịch sử hơn nửa thế kỷ được xây dựng và trực tiếp "sống" với văn hoá - văn minh Pháp.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cũng làm rõ vị thế địa lý, tài nguyên của Thủ đô; Trong đó, tài nguyên vị thế là một tài nguyên đặc biệt nổi bật. Nguồn tài nguyên này làm cho các tài nguyên khác của Hà Nội, cả về tự nhiên, kinh tế-xã hội đều có thể thêm giá trị gia tăng.

Theo GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Kết nối vùng trong phát huy nguồn lực văn hóa góp phần phát triển thương hiệu Thủ đô Hà Nội.

Lịch sử đã trao cho Hà Nội một vị thế có một không hai; Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước mà còn là trung tâm gắn kết, thống nhất văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.

Với danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình", "Thủ đô di sản" và ngày nay là "Thành phố sáng tạo", Thủ đô Hà Nội là cầu nối liên kết Việt Nam với thế giới. Hà Nội sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các TP khác của Việt Nam tham gia mạng lưới Thành phố sáng tạo đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của mạng lưới.

Đồng thời, với truyền thống, giá trị văn hóa lâu đời, yêu chuộng hòa bình, đề cao chính nghĩa, cùng với thế và lực ngày càng tăng trên trường quốc tế, Hà Nội có nhiều "dư địa" để phát huy sức mạnh mềm này.

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
Quang cảnh hội thảo

Sứ mệnh cao cả về xây dựng mô hình, kiểu mẫu văn hóa

Định hướng xây dựng, phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nêu quan điểm: Hà Nội đề ra việc xây dựng con người văn minh cũng có nghĩa là đòi hỏi mọi người phải luôn luôn vươn lên với tầm cao của văn hóa.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ cho rằng, Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc hoặc tới Thủ đô công tác, tham quan du lịch chấp hành những quy chế về nếp sống văn hoá của Thủ đô. Xây dựng đời sống văn hoá từ trong gia đình, thôn, xóm, tổ dân phố, cơ quan, trường học, doanh nghiệp và mọi giai tầng xã hội; Đưa cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" phát triển thiết thực, đi vào chiều sâu…

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ phát biểu tại hội thảo

Để đạt mục tiêu đã đề ra, theo PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, trước hết Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô, xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và trách nhiệm phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, xứng đáng là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cho rằng: Với tư cách là Thủ đô của đất nước, Hà Nội có sứ mệnh cao cả và rõ ràng về xây dựng mô hình, kiểu mẫu phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, kết hợp yếu tố truyền thống dân tộc với yếu tố hiện đại quốc tế, để vừa phát triển Thủ đô, vừa làm động lực phát triển của cả nước và hội nhập quốc tế.

Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng, Hà Nội cần đi đầu trong không chỉ xây dựng nét đẹp văn hóa trong đời sống mà cần chú trọng cả trong văn hóa kinh doanh, trong đó, trọng tâm là chữ "tín".

Thời gian tới, Hà Nội cần phát động một phong trào rộng khắp xây dựng văn hóa kinh doanh lấy chữ tín làm trọng gắn với chủ trương "xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”...

"Để gây dựng phong trào này, thời kỳ đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Vì là một nét đẹp văn hóa nên không ai phản đối và ai cũng nhận thấy lợi ích từ việc tất cả mọi người cùng làm như vậy. Vì thế, rất cần sự hỗ trợ mạnh từ quy định mang tính pháp luật và thực thi pháp luật, để cho những hành vi lừa đảo trong kinh doanh không thể tồn tại ở địa bàn Thủ đô", PGS.TS Bùi Tất Thắng nhấn mạnh.

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
PGS.TS Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng góp ý kiến tại hội thảo

PGS.TS Bùi Tất Thắng cũng kiến nghị, nên lập một Quỹ về xây dựng Văn hóa kinh doanh ở Thủ đô Hà Nội để hỗ trợ công tác truyền thông và khen thưởng. Nên đặt ra một giải thưởng danh giá về kinh doanh văn minh. Hằng năm, cũng nên tổ chức trao giải kinh doanh văn minh cho cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn Thủ đô do người tiêu dùng bình chọn.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều xuất, ý kiến liên quan đến bảo tồn và phát triển di sản, văn hóa…

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Hà Nội cần quan tâm xây dựng cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới bảo tàng ngoài công lập với tư cách là một loại tài nguyên du lịch có tiềm năng; Nghiên cứu và thể nghiệm mô hình hợp tác công - tư trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho rằng cần bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long phục vụ phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại"...

Đọc thêm

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội Văn hóa

Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh” với chủ đề “Triển lãm về các khu vườn cổ của Bắc Kinh” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Toàn bộ tiền bán vé dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi Văn hóa

Toàn bộ tiền bán vé dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi

TTTĐ - Sáng 11/9, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân cùng IB Group Việt Nam tổ chức Lễ công bố sự kiện "BOND Live in Vietnam". Toàn bộ số tiền bán vé của chương trình sẽ được dành để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Xem thêm