Tag

Hà Nội: Chuyên nghiệp hóa lực lượng xung kích phòng chống thiên tai từ cơ sở

Môi trường 04/12/2022 12:05
aa
TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp cơ sở, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn và chuyên nghiệp hóa lực lượng này.
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong cảnh báo thiên tai Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân bảo vệ đê điều Phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai Ảnh hưởng của thiên tai đến các đô thị ven biển Việt Nam Tăng độ che phủ xanh góp phần phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu

100% địa phương có đội xung kích

Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng đội xung kích phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, để lực lượng này thực sự trở thành nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai tại cơ sở, cần thường xuyên tập huấn, trang bị kỹ năng, phương tiện... theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Nam Phương Tiến là một trong 5 xã trọng điểm về thiên tai của huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Để giảm tổn thất về người và tài sản, địa phương này đặc biệt coi trọng công tác xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại chỗ...

Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Hoàng Bá Phích cho biết, trước mùa mưa bão, xã rà soát và kiện toàn Đội Xung kích phòng, chống thiên tai. Đồng thời, phối hợp với huyện Chương Mỹ, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội tổ chức tập huấn kỹ thuật bảo vệ tuyến đê sông Bùi; Kỹ năng chằng chống nhà cửa, sơ tán và bảo vệ tài sản của nhân dân khi thiên tai xảy ra…

Hà Nội: Chuyên nghiệp hóa lực lượng xung kích phòng chống thiên tai từ cơ sở
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng đội xung kích phòng, chống thiên tai

Cùng với xã Nam Phương Tiến, 31 xã, thị trấn khác của huyện Chương Mỹ đã xây dựng, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai với tổng số 3.270 người... Nhờ có lực lượng này, huyện Chương Mỹ đã chủ động hơn trong thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong những năm gần đây.

Tương tự huyện Chương Mỹ, hiện nay, 100% quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ đạo hoàn thành việc thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã với tổng số 64.948 người… với nòng cốt là dân quân tự vệ và sự tham gia của các thành viên khác (công an, dân phòng, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…).

Ngoài chịu trách nhiệm xử lý giờ đầu sự cố, thiên tai, các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã còn chốt canh những nơi nguy hiểm, cứu trợ, giữ an ninh trật tự vùng bị cô lập... Nói cách khác, đây là lực lượng nòng cốt trong thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả sự cố, thiên tai tại các địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”...

Bênh cạnh kết quả đạt được, nhiều đội xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã hiện còn hạn chế về kỹ năng, thiếu trang thiết bị nên gặp nhiều khó khăn khi xảy ra tình huống xử lý khẩn cấp, thiên tai diện rộng. Nguyên nhân là do một số địa phương thiếu kinh phí nên chưa thường xuyên tập huấn, huấn luyện kỹ năng ứng phó từng loại hình thiên tai, sự cố cho lực lượng xung kích cấp cơ sở...

Nói về những khó khăn khi tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại địa phương, ông Đinh Văn Trường, đội viên Đội Xung kích phòng, chống thiên tai xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho hay: “Hạnh phúc lớn nhất của tôi là được làm những việc có lợi cho bà con làng xóm. Nhưng để công việc đạt hiệu quả hơn, tôi mong các cấp, các ngành thường xuyên tập huấn để có thêm kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân. Thực tế, nhiều năm nay chúng tôi làm bằng kinh nghiệm là chủ yếu với dụng cụ đơn giản như đèn pin, cuốc, xẻng, dao… tự trang bị”.

Tìm hiểu thực tế tại một số xã trên địa bàn các huyện: Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Quốc Oai, Ba Vì… nhiều đội viên đội xung kích phòng, chống thiên tai cũng cùng có ý kiến tương tự ông Đinh Văn Trường.

Kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên nghiệp

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội xung kích phòng, chống thiên tai, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo 22 xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hộ đê, sơ tán dân thoát khỏi vùng ngập úng...

Tương tự, các quận, huyện, thị xã của thành phố đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn duy trì thường xuyên hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai; Phân công, giao nhiệm vụ cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cụ thể, sát thực tế tại địa phương...

Cùng với đó, các quận, huyện, thị xã cũng đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố báo cáo, đề xuất UBND thành phố có cơ chế xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ phụ cấp, quần áo bảo hộ, phương tiện làm việc…

Hà Nội: Chuyên nghiệp hóa lực lượng xung kích phòng chống thiên tai từ cơ sở
Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai đang phát huy tính chủ động, hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Liên quan vấn đề trên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị, các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiếp tục củng cố đội xung kích phòng, chống thiên tai tại địa phương bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang đề xuất UBND thành phố xây dựng, phát triển lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã theo hướng chất lượng, hiệu quả; Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội chủ động phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tập huấn, diễn tập để nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó một số loại hình thiên tai, sự cố thường xuyên xảy ra trên địa bàn cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã.

Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai đang phát huy tính chủ động, hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Việc xây dựng, củng cố các đội xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở không chỉ phát huy tính hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mà hơn hết còn giúp các địa phương đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm