Tag

Hà Nội chủ động các kịch bản cung ứng lương thực thực phẩm

Thị trường - Tài chính 31/07/2021 15:00
aa
TTTĐ - Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình sản xuất nông nghiệp và nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong bối cảnh dịch Covid-19.
Giá lương thực, thực phẩm tăng kéo CPI tháng 7 tăng 0,62% Bình Thuận: Cung cấp lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình tại khu phong tỏa Thực hiện Chỉ thị 16 cần lưu ý những gì? Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tại điểm cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì cùng các cục, vụ, viện, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.

Điểm cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải và một số sở, ngành khác.

Chủ động xây dựng các kịch bản trong mọi tình huống

Hà Nội hiện có khoảng 10,33 triệu người hiện đang sinh sống, học tập và làm việc. Theo tính toán về nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, nhiều loại nông sản vẫn cần cung ứng từ các tỉnh bên ngoài thành phố.

Cụ thể, mỗi tháng sản lượng gạo mới chỉ đáp ứng được 65,6% nhu cầu tiêu dùng của người dân; Thịt lợn chỉ đáp ứng 94,1%; Thịt trâu, bò đáp ứng được 19,3%; Gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu; Trứng gia cầm đáp ứng được 94,2%; Thủy sản đáp ứng hơn nửa nhu cầu. Sản lượng tự sản xuất rau củ trên địa bàn hơn 67.000 tấn, mới đáp ứng 65,1% tổng nhu cầu; Thực phẩm chế biến trên địa bàn đáp ứng 19%...

Hà Nội chủ động các kịch bản cung ứng lương thực thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đến nay, Sở đã tổng hợp danh sách 616 cơ sở đầu mối cung cấp sản phẩm nông, lâm, thủy sản từ 21 tỉnh, thành phố phía Bắc để các siêu thị, điểm kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn khai thác nguồn cung hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối hiện đại... thực hiện phương án bảo đảm nguồn hàng trong tình hình dịch bệnh như: Tăng nguồn hàng dự trữ, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng như trực tuyến, bán hàng đồng giá, bán hàng đăng ký trước...

Băn khoăn trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng đến nay không xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ dù sức mua tăng đột biến, hàng hóa vẫn bảo đảm đủ cho người dân. Tuy nhiên, điều bà Lan lo ngại là trong tình huống xấu, nếu số ca F0 tăng cao, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách, trong khi các địa phương khác cũng có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt hơn, thì việc vận chuyển nông sản từ các địa phương có thể khó khăn.

Đối với việc đóng cửa các chợ dân sinh, chợ cóc trên địa bàn Hà Nội, một số chợ đầu mối đã xuất hiện các ca F0, hiện chợ đầu mối phía nam tạm thời bị phong tỏa, bà Lan cho biết, phương án của Sở Công thương Hà Nội là chia nhỏ các điểm tập kết, điểm bán hàng để không làm đứt gãy nguồn cung.

Hà Nội chủ động các kịch bản cung ứng lương thực thực phẩm
Mặc dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng đến nay không xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ

Mặc dù Hà Nội đã chủ động xây dựng các kịch bản từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa để bảo đảm nguồn nông sản, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong điều kiện giãn cách xã hội song Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho rằng vẫn còn có khó khăn.

Theo đó, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật kiến nghị của các địa phương, đặc biệt là Hà Nội; Tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ giải quyết những nhu cầu chính đáng trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19; Có phương án cấp mã nhận diện kiểm tra phương tiện vận chuyển; Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển các nhóm thực phẩm tươi sống, mau hỏng và các nhóm vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất như con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón… bảo đảm nhanh nhất và thông suốt”.

Đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với nguồn cung nông sản hàng hóa thực phẩm là ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội. Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn do nhiều tỉnh, thành phố yêu cầu lái xe khi đi ra từ vùng dịch phải thực hiện cách ly khiến thương lái tại các tỉnh lo ngại khi vào địa bàn để thu mua nông sản. Ngoài ra, nguy cơ dịch xảy ra ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh, cơ sở giết mổ tập trung làm gia tăng việc đứt gãy chuỗi cung ứng…

Không để khan nguồn cung lương thực trong và sau dịch

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu sản xuất và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, nhất là gạo, thịt trâu, bò, rau, củ, quả và sản phẩm chế biến…

Hà Nội chủ động các kịch bản cung ứng lương thực thực phẩm
Thành phố Hà Nội cam kết không để khan nguồn cung lương thực thực phẩm trong và sau dịch

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho rằng, cần rà soát lại sản xuất nông nghiệp từng huyện cung ứng lương thực, thực phẩm cho khu vực nội đô. Với nguồn cung tại chỗ, hiện nay, mới có 113 kho lạnh để dự trữ, trong điều kiện dịch diễn biến xấu hơn thì việc tập kết nông sản vào các kho này và bố trí hàng trung chuyển ven khu vực nội đô là kịch bản đầu tiên phải quan tâm. Hà Nội đã có 786 chuỗi an toàn thực phẩm liên kết với 21 tỉnh, thành phố phía Bắc, cần rà soát năng lực cung ứng chuỗi an toàn thực phẩm này.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, cùng với các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiên phong và sát cánh cùng Hà Nội bảo đảm lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát kiến nghị, đề xuất của Hà Nội, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kịch bản cung ứng nông sản, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong mọi điều kiện.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Hà Nội tiếp tục duy trì kế hoạch sản xuất, cung ứng nông sản, bảo đảm hàng hóa, lương thực thiết yếu cho người dân trong thời gian phòng chống dịch bệnh.

Cùng với đó, TP cần rút kinh nghiệm về việc tổ chức sản xuất theo hình thức "3 tại chỗ" đối với các doanh nghiệp, không để gián đoạn sản xuất vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nếu để gián đoạn nguồn cung thì không những ảnh hưởng đến lượng lương thực cung cấp ra thị trường trước mắt mà sẽ có thể khan nguồn cung vào dịp cuối năm do các đơn vị sản xuất không kịp xuống giống kịp thời.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4 Thị trường - Tài chính

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hòa cùng không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá khuyến mại lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm mà không phải băn khoăn về giá.
Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

TTTĐ - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Công thương phối hợp cùng TikTok Shop tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử Go Online Thái Nguyên từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2025, hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số.
Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Thị trường - Tài chính

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Ngày 28/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

TTTĐ - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, từ một vùng đất ven biển với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Những thành quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đã góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “điểm sáng” trên bản đồ phát triển của cả nước.
Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

TTTĐ - 70 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày giải phóng (13/5/1955), từ một đô thị công nghiệp và cảng biển truyền thống, thành phố Hải Phòng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực phía Bắc.
PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện Kinh tế

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

TTTĐ - Nhằm thực hiện hóa định hướng chiến lược phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center) – nơi được coi là “trái tim” của hệ thống công nghệ thông tin, là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.
Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương Thị trường - Tài chính

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

TTTĐ - Chiều 27/4, Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương năm 2025 đã chính thức khai mạc, thu hút gần 500 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Đây là chương trình nhằm kết nối giao thương, đẩy mạnh sự hợp tác của các đơn vị phân phối và giúp liên kết phát triển kinh tế vùng hiệu quả.
Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột” Thị trường - Tài chính

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”

TTTĐ - Bất chấp nắng nóng, nông dân trồng dưa hấu đang tích cực thu hoạch vụ mùa, tuy nhiên dưa được mùa mất giá, thương lái đang hạn chế thu mua khiến nông dân càng thêm lao đao.
Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng Thị trường - Tài chính

Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

TTTĐ - Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.
Xem thêm