Tag

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới

Tin tức 29/12/2021 14:00
aa
TTTĐ - Sáng 29/12, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" tổ chức hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý IV/2021; Kế hoạch thực hiện năm 2022.
100% số xã của Hà Nội hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Vùng quê Đức Vân đổi thay nhờ mô hình trồng cây dẻ Hiệu quả từ việc phát huy sức dân để chăm lo cho dân Khơi dậy sức mạnh nội lực của Nhân dân trong xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo chương trình Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, thành viên Ban Chỉ đạo chương trình.

100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, về xây dựng Nông thôn mới, đến nay, thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Hà Nội còn 6 huyện chưa đạt là: Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mê Linh, Mỹ Đức và Ba Vì.

Trong quý IV/2021, thành phố đã ban hành quyết định công nhận 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (9 xã của huyện Ba Vì và 2 xã của huyện Mỹ Đức), đưa tổng số xã đạt chuẩn Nông thôn mới toàn thành phố đến nay đạt 379/382 xã (chiếm 99,21%). Đối với 3 xã còn lại của huyện Mỹ Đức, đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố đã tiến hành thẩm định, đề nghị thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2021. Như vậy, đến hết năm 2021, Hà Nội có 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ phát biểu tại hội nghị

Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp, năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn thành phố đạt 39.568,4 tỷ đồng, tăng 3,46% so với năm trước. Trong đó, trồng trọt, chăn nuôi đạt 36.113,6 tỷ đồng, chiếm 91,3%; Thủy sản đạt 3.356,3 tỷ đồng, chiếm 8,5%; Lâm nghiệp đạt 98,4 tỷ đồng, chiếm 0,2%. Đến nay, toàn thành phố có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đáng chú ý, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2021, thành phố đề ra mục tiêu đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 595 sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, vượt kế hoạch thành phố đề ra.

Về phát triển kinh tế nông thôn, đến nay, toàn thành phố có 1.303 hợp tác xã nông nghiệp gồm 1.078 hợp tác xã đang hoạt động và 225 hợp tác xã ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã quan tâm đến liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất hình thành các chuỗi giá trị. Ngoài ra, Hà Nội hiện có 1.701 trang trại đạt tiêu chí quy định về trang trại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về nâng cao đời sống nông dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2021 đạt 54,07 triệu đồng/người/năm. Toàn thành phố còn 1.363 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,06%) và có 7 huyện không còn hộ nghèo. Đến nay, thành phố có 252/414 xã được tiếp cận nguồn nước sạch từ việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung và xây dựng mạng cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố với khả năng cung cấp được cho khoảng 3,6 triệu người, tương ứng 900.135 hộ dân (khoảng 80%) nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch.

Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo các Sở, ngành của thành phố; Đại diện lãnh đạo các huyện đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào việc thực hiện Chương trình số 04 và những mục tiêu, định hướng kế hoạch thực hiện năm 2022.

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà ghi nhận các huyện, sở, ngành đã nỗ lực rất lớn, đạt được những kết quả nổi bật về thực hiện Chương trình 04 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Cùng với những kết quả đạt được, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà cho rằng, việc chậm đưa các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cần tháo gỡ kịp thời để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng Nông thôn mới.

“Chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, tồn tại, tiếp tục có giải pháp, quyết tâm tháo gỡ để có chính sách hỗ trợ kịp thời, đáp ứng đúng thực tiễn; Ngoài ra, cần giải quyết vấn đề các hợp tác xã yếu, kém, dừng hoạt động, giải thể…”, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

Phấn đấu có thêm 25 xã đạt Chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: Năm 2021, dù ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 nhưng ngành Nông nghiệp đã tăng trưởng 3,46% - đó là nỗ lực rất lớn.

Thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống dịch, vừa thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 04, nổi bật là kết quả về xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Điển hình là huyện Đan Phượng đến nay đã có 100% xã đạt Nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng đánh giá cao về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vượt kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều sản phẩm làng nghề tham gia đánh giá, phân loại có giá trị, có tính bảo tồn, phát triển làng nghề.

Bên cạnh những kết quả nổi bật, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại như: Chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; Chưa có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ quy mô lớn.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; Nghiên cứu xây dựng chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại, đặc biệt là việc giải thể, chuyển đổi 225 hợp tác xã ngừng hoạt động.

Ngoài ra, các huyện cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa khôi phục sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; Có giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; Đặc biệt là hỗ trợ các xã đạt Nông thôn mới nâng cao…

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Toàn cảnh hội nghị giao ban Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Về nhiệm vụ năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu các sở, ngành cần rà soát lại những chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao đã có của Hà Nội để có những đề xuất phù hợp, hỗ trợ mở rộng được các mô hình này; Giao chỉ tiêu cho các huyện về việc xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao để các huyện nỗ lực thực hiện.

Đối với 2 huyện Ba Vì và Mỹ Đức, cần tập trung xây dựng, hoàn thành tiêu chí, hồ sơ xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2022.

Hà Nội phấn đấu năm 2022 có thêm 25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Đặc biệt, thành phố cần tiếp tục thực hiện tốt "mục tiêu kép": Vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch, phấn đấu tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2022 đạt 2,5 - 3%.

Đọc thêm

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 55 đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 để dành 1.000 tỉ đồng cho khắc phục hậu quả bão số 3.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Thời sự

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới MultiMedia

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

TTTĐ - Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc” Tin tức

Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc”

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới", thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII Thời sự

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dự kiến tập trung về các vấn đề như tổng quan về Thủ đô Hà Nội, khái quát vai trò, vị trí, sứ mệnh của Thủ đô Hà Nội đối với quốc gia; 70 năm Giải phóng Thủ đô, thành tựu và một số bài học kinh nghiệm; tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025.
Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái MultiMedia

Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại, chiều 17/9, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô do đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, làm việc và trao những phần hỗ trợ đến Nhân dân tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, các thầy cô giáo và học sinh tỉnh Yên Bái đã nhận được những phần quà thiết thực, là tấm lòng của báo Tuổi trẻ Thủ đô và hàng nghìn nhà hảo tâm chung tay gửi về.
Hà Nội sẽ giải quyết hồ sơ thủ tục “phi địa giới hành chính” Tin tức

Hà Nội sẽ giải quyết hồ sơ thủ tục “phi địa giới hành chính”

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) “phi địa giới hành chính”, tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km; hỗ trợ TTHC 24/7 trên môi trường điện tử; thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.
Xem thêm