Tag

Hà Giang phát triển kinh tế xanh và năng động, nhanh và bền vững

Tin tức 13/11/2023 23:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1339/QĐ-TTg ngày 13/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Giang cần kiên trì, kiên quyết, bình tĩnh, sáng suốt, nhạy bén Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) Hà Giang tiên phong hợp tác với ứng dụng TRIPMAP
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Quy hoạch, phạm vi lập Quy hoạch tỉnh Hà Giang là toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính tỉnh Hà Giang với diện tích tự nhiên là 7.927,55 km2.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Hà Giang phấn đấu là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Hà Giang là tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; kinh tế phát triển xanh và năng động, nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Không gian kinh tế - xã hội được tổ chức, phát triển hài hòa, hợp lý gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo đảm về môi trường, sinh thái.

Tỉnh hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, an toàn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Phấn đấu đến năm 2023, Hà Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm khoảng 22 - 23%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 29,0%; dịch vụ chiếm khoảng 43 - 44%; Thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4 - 5%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 95 triệu đồng.

Về văn hóa - xã hội, chỉ số phát triển con người HDI đạt khoảng 0,8. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt trên 75%. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều hàng năm bình quân đạt 4%/năm.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Hà Giang phấn đấu là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, theo hướng xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; giữ vị trí quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, du lịch và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hà Giang phát triển kinh tế xanh và năng động, nhanh và bền vững

Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Các đột phá phát triển của tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại cửa khẩu, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng số.

Tỉnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển kinh tế nông nghiệp đặc trưng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Hà Giang cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo nghề cho người lao động phục vụ nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực chủ lực của tỉnh; thu hút và đào tạo có trọng tâm, trọng điểm nhân lực chất lượng cao.

Tỉnh tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số với ba trụ cột: Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh…

Hà Giang phát triển kinh tế xanh và năng động, nhanh và bền vững

Về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực, nông nghiệp phát triển đặc trưng, theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao. Tỉnh tập trung phát triển theo 2 trục: Đảm bảo về an ninh lương thực, thực phẩm (Bao gồm: Nhóm cây lương thực; nhóm cây thực phẩm; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày); Ưu tiên thúc đẩy phát triển một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặc hữu chất lượng cao theo chuỗi giá trị, gồm: Chuỗi chè Shan tuyết; chuỗi mật ong bạc hà; chuỗi cây ăn quả ôn đới; dược liệu; tam giác mạch; bò vàng; lợn đen…

Tỉnh phát triển lâm nghiệp bền vững, phát triển rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên, gắn với xây dựng chuỗi giá trị lâm sản, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường; thu hút, phát triển các cơ sở sản xuất cây lâm nghiệp chất lượng cao, cơ sở chế biến gỗ gắn với phát triển các sản phẩm ngoài gỗ dưới tán rừng.

Tỉnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, xanh và bền vững; xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc.

Hà Giang xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia; thành phố Hà Giang trở thành thành phố du lịch, trung tâm kết nối du lịch của Tỉnh. Tỉnh phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, gắn với các lợi thế của địa phương, như: Du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; du lịch thương mại, biên giới.

Hà Giang phát triển kinh tế xanh và năng động, nhanh và bền vững

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực

Hà Giang phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu đáp ứng xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế, đầu mối trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực.

Tỉnh phát triển hạ tầng đồng bộ tại các khu vực cửa khẩu song phương, lối mở khác nằm ngoài khu kinh tế; bảo đảm hài hòa không gian giữa sản xuất, đô thị và văn hóa; đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương Tin tức

Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương

TTTĐ - Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội đã giao Đảng ủy UBND TP chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô; đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn. Nếu thực hiện theo tỷ lệ 50% như dự kiến của Trung ương, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.
Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia Tin tức

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

TTTĐ - Tiếp tục chương trình công tác từ ngày 31/3 đến ngày 3/4, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Australia.
Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Tin tức

Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy

TTTĐ - Chiều 3/4, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý I/2025 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về thực hiện Kết luận 127, 128; công tác quản lý đất đai và "số hóa" tài liệu.
Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới Tin tức

Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1221/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Tin tức

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

TTTĐ - Ngày 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương Tin tức

Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương

TTTĐ - Chiều 2/4, bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, làm Trưởng đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành trong cả nước đã đến dâng hương Quốc tổ Hùng Vương, nhân chuyến công tác tại TP Cần Thơ.
Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều Thời sự

Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều

Phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng, sáng 2/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Tiểu ban đề nghị, các cơ quan, đơn vị phải bám sát chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, thực hiện đúng tiến độ, không bỏ sót nhiệm vụ được giao.
Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính

TTTĐ - Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII khi lĩnh vực này được coi là khâu đột phá, đã có nền nếp từ những năm trước. Dù vậy, bằng tư duy khoa học, đổi mới và phong cách hành động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, thành phố (TP) đã tạo nên những bước đi đột phá trong cải cách hành chính.
Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển Tin tức

Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển

TTTĐ - Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã cần tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự ngay từ khi mới phát sinh theo phương châm “4 tại chỗ”; nhất là trong thời gian sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển...
Xem thêm