Tag

Góp phần xây dựng cơ chế, chính sách về sở hữu trí tuệ

Giáo dục 21/08/2024 12:10
aa
TTTĐ - Hội thảo: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học, diễn ra sáng 21/8, do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức đã thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, chia sẻ.
zTag nền tảng thương mại điện tử về quyền sở hữu trí tuệ Hà Nội mạnh tay xử lý hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ

Nâng cao nhận thức sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội khẳng định: “Đây là một diễn đàn rất ý nghĩa đối với các cơ sở giáo dục đại học nói chung và trường Đại học Mở Hà Nội nói riêng. Các chuyên gia không chỉ giúp lan tỏa kiến thức, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và bản quyền; ý thức tôn trọng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các quyền liên quan mà còn chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm cần thiết về cách thức tiến hành xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sáng chế, giải pháp hữu ích, sáng kiến, tác phẩm.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Đồng thời, các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, để làm thế nào vừa đảm bảo khai thác hiệu quả của các đề tài sau khi được nghiệm thu, vừa đảm bảo quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng là diễn đàn cho các nhà trường có thêm góc nhìn để nghiên cứu, ban hành giải pháp, cơ chế, chính sách tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ phù hợp, nhằm tăng cường số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận bảo hộ; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà khoa học, nhà sáng chế và khai thác hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học”.

Các giảng viên, nhà khoa học chủ trì hội thảo
Các giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia chủ toạ tại hội thảo

Theo PGS.TS. Phạm Thị Tâm, Trưởng phòng Quản lý khoa học và đối ngoại, trường Đại học Mở Hà Nội: Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận đầy tâm huyết, trách nhiệm từ các chuyên gia của các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp. Ban Tổ chức nhận được sự quan tâm, tham dự của đông đảo đại biểu đến từ nhiều cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Các đại biểu thẳng thắn trao đổi trên tinh thần khoa học và tập trung.

PGS.TS. Phạm Thị Tâm, Trưởng phòng Quản lý khoa học và đối ngoại, trường Đại học Mở Hà Nội
PGS.TS. Phạm Thị Tâm, Trưởng phòng Quản lý khoa học và đối ngoại, trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ tại hội thảo

"Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ tổ chức thẩm định các báo cáo tham luận, lựa chọn những báo cáo có chất lượng để công bố trên Tạp chí khoa học của trường. Đồng thời, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học", PGS.TS. Phạm Thị Tâm cho hay.

Một bộ phận cốt lõi của quản trị cơ sở giáo dục đại học

Tham luận tại hội thảo, TS Lê Ngọc Lâm, nguyên Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Cố vấn Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được bảo hộ theo nguyên tắc “tính nguyên gốc”.

TS Lê Ngọc Lâm, nguyên Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Cố vấn Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva
TS Lê Ngọc Lâm, nguyên Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Cố vấn Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva tham luận

Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Sáng chế, giải pháp hữu ích kỹ thuật là dạng sản phẩm hoặc quy trình; giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế là tính mới; trình độ sáng tạo; khả năng áp dụng công nghiệp. Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích là tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp hình dáng bên ngoài của sản phẩm thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Điều kiện bảo hộ đối với kiển dáng công nghiệp là tính mới; tính sáng tạo; khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo PGS.TS Phan Quốc Nguyên, trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: Đại học là cái nôi sản sinh ra số lượng lớn tài sản trí tuệ từ các hoạt động: Nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và chuyển giao tri thức. Tài sản trí tuệ có thể được bảo hộ dưới các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và có khả năng thương mại hoá. Do vậy, việc khai thác và quản trị tài sản trí tuệ rất quan trọng, giúp cơ sở đại học bảo vệ các ý tưởng và nghiên cứu, tạo cơ hội thương mại hoá, tăng thu nhập bền vững, thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ, nâng cao uy tín, thương hiệu.

PGS.TS Phan Quốc Nguyên, trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.TS Phan Quốc Nguyên, trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận

PGS.TS Phan Quốc Nguyên cho biết: Quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. Quản trị cũng là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng sẽ không thể nào đạt được.

Tài sản trí tuệ được coi là một bộ phận của tài sản vô hình được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự năm 2015. Theo ý kiến của một số chuyên gia và học giả uy tín quốc tế, tài sản vô hình được hiểu là: Tài sản không có bản chất vật chất, nghĩa là tài sản mà sự tồn tại của nó không thể được nhận biết nhờ các giác quan, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp tại trụ sở chính trường Đại học Mở Hà Nội và gần 200 điểm cầu trực tuyến
Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp tại trụ sở chính trường Đại học Mở Hà Nội và gần 200 điểm cầu trực tuyến

Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, tài sản vô hình hay cụ thể hơn là tài sản trí tuệ dù mang bản chất phi vật chất nhưng vẫn có thể xác định được nhờ một số giác quan do một số đặc tính riêng, khác biệt. Do vậy, ngoài đặc tính vô hình, tài sản trí tuệ còn mang đặc tính đổi mới sáng tạo.

Theo tác giả, quản trị tài sản trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học là một bộ phận cốt lõi của hoạt động quản trị cơ sở giáo dục đại học, bao gồm một chuỗi các hoạt động từ việc tìm kiếm, xác định, phân loại tài sản trí tuệ, đến việc bảo hộ, thực thi và quan trọng là phát triển, thương mại hóa tài sản này.

Đọc thêm

Standard Chartered thúc đẩy tài chính xanh và bền vững trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam Giáo dục

Standard Chartered thúc đẩy tài chính xanh và bền vững trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

TTTĐ - Standard Chartered tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực giáo dục thông qua các giải pháp tài chính bền vững đa dạng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững và thịnh vượng hơn.
Quy định mới về học sinh, trường lớp có hiệu lực từ tháng 1/2025 Giáo dục

Quy định mới về học sinh, trường lớp có hiệu lực từ tháng 1/2025

TTTĐ - Quy định xe đưa đón học sinh, diện tích trường lớp, tham gia giao thông an toàn, kiểm định chất lượng giáo dục... là những chính sách mới hiệu lực từ tháng 1/2025.
Phấn đấu đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới Giáo dục

Phấn đấu đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhiều điểm mới trong tuyển sinh của các trường đại học Giáo dục

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh của các trường đại học

TTTĐ - Nhiều trường đại học đã đưa ra dự kiến phương án tuyển sinh cho năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới trong xét tuyển.
Luật Thủ đô 2024 nâng tầm giáo dục Hà Nội Giáo dục

Luật Thủ đô 2024 nâng tầm giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Ngày mai (1/1/2025), Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực thi hành. Với những chính sách đặc thù, Luật Thủ đô 2024 góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Trường học sinh thái truyền cảm hứng bảo vệ môi trường Giáo dục

Trường học sinh thái truyền cảm hứng bảo vệ môi trường

TTTĐ - 83 trường học trên cả nước đã góp mặt tại giải thưởng "Trường học sinh thái ASEAN" do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Quỹ Vì tương lai xanh tổ chức để viết nên câu chuyện đầy sáng tạo, tâm huyết và trách nhiệm với môi trường.
Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Năm 2025, có 2 diện thí sinh được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, tương ứng 2 mức 0,25 và 0,5 điểm.
Công thức xét điểm tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thay đổi ra sao? Giáo dục

Công thức xét điểm tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thay đổi ra sao?

TTTĐ - Từ năm 2025, thay vì chỉ dùng điểm học bạ lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dùng điểm học bạ của cả ba năm học cấp THPT để xét tốt nghiệp.
10 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 Giáo dục

10 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa thông tin về 10 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024.
Trao giải cuộc thi vẽ tranh Ngôi trường xanh Giáo dục

Trao giải cuộc thi vẽ tranh Ngôi trường xanh

TTTĐ - 150 học sinh đoạt giải cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”.
Xem thêm