Tag

Gỡ vướng mắc về khung pháp lý để phát triển TOD

Đô thị 17/01/2024 16:51
aa
TTTĐ - Theo các chuyên gia, một trong những vướng mắc phát triển đường sắt đô thị gắn với mô hình TOD tại Hà Nội là khung pháp lý, thể chế. Vì vậy, trước tiên, thành phố cần tháo gỡ những điểm nghẽn này trong quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giao thông.
Trục "xương sống" của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông Vận hành hiệu quả đường sắt đô thị, giải quyết bài toán giao thông

Phát triển TOD hài hòa với bảo tồn không gian văn hóa, lịch sử

Chiều 17/1, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phiên hội thảo chuyên đề Quy hoạch TOD tiếp tục diễn ra với sự tham gia các chuyên gia trong nước và quốc tế ở lĩnh vực này.

Tại hội thảo, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định, phát triển đô thị theo mô hình TOD trong tương lai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - nơi có quy mô dân số lớn, góp phần thúc đẩy mở rộng không gian phát triển.

Mô hình này là giải pháp căn cơ, toàn diện, dài hạn đối với các đô thị lớn. Tuy vậy, tại Việt Nam, để phát triển mô hình TOD còn gặp nhiều vướng mắc và thách thức về vấn đề cơ chế cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, thể chế…

Phát triển TOD tại Hà Nội: Cần gỡ vướng mắc về khung pháp lý, thể chế
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh

Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.359,8km2, với quy mô dân số dự kiến vào năm 2045 là 14,6 triệu người. Điều này đặt ra vấn đề phải giải quyết hệ thống hạ tầng, giao thông, môi trường, trong đó phải chuyển đổi giao thông cá nhân sang giao thông công cộng, TOD.

Theo KTS Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, lợi ích của TOD có thể thấy rõ là tăng cường hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế; xã hội và môi trường; giảm khoảng cách đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc, giảm ùn tắc, tia nạn giao thông; chi phí rẻ hơn xây dựng đường xá và các đô thị mở rộng.

Phát triển TOD tại Hà Nội: Cần gỡ vướng mắc về khung pháp lý, thể chế
Toàn cảnh hội thảo

Nguyên tắc của TOD là lấy giao thông công cộng (GTCC) làm đầu mối trung tâm. Đối với Hà Nội, chiến lược phát triển phương tiện công cộng hiện nay là tổ chức bãi đỗ xe liên tỉnh, kết hợp các điểm nối đa phương thức, hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành. Hệ thống đường đô thị ưu tiên làn xe bus riêng, BRT, tiến tới đường sắt không ray.

Phát triển TOD tại Hà Nội: Cần gỡ vướng mắc về khung pháp lý, thể chế
KTS Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

Ông Trực cho hay, định hướng phát triển GTCC - vùng TOD đến năm 2030 tại Hà Nội đặt ra mục tiêu thị phần GTCC chiếm trên 50%. Đáng chú ý, thành phố sẽ xây dựng 2 tuyến Skytraik - monorail dọc hai bên sông Hồng nhằm khai thác tối ưu không gian xanh cân bằng giữa 2 thành phố; xây dựng tuyến xe bus nước trên sông Hồng; hoàn thành đô thị đường sắt trong đô thị trung tâm.

Đặc biệt là bước đầu sẽ xây dựng vùng hạn chế xe cơ giới trong nội đô lịch sử, khai thác tối đa kinh tế đêm, kinh tế vỉa hè, phát triển phố đi bộ và trung tâm văn hóa sáng tạo, ẩm thực…

Tận dụng đất công để phát triển TOD

Tại hội thảo chuyên đề, nhiều chuyên gia quốc tế cũng đưa ra những kinh nghiệm phát triển TOD tại Nhật và Anh. Bà Tomoko ABE, chuyên gia của ALMEC Corporation (Nhật Bản) cho rằng, trong phát triển TOD tại Hà Nội, chính quyền có thể tận dụng đất công không hiệu quả để xây dựng các tòa nhà phức hợp kết nối không gian ngầm.

Đưa ra ví dụ tại Nhật Bản, bà Tomoko nhấn manh, tòa nhà Tokyo Midtown hay nhà ga Tosuka là một công trình điển hình như vậy. Sau khi dự án được triển khai thì các cơ sở thương mại xung quanh mọc lên, chính quyền cũng xây dựng thư viện… trong khoảng cách đi bộ từ nhà ga tới trung tâm.

“Yêu cầu cốt lõi cho tất cả dự án TOD là phải kết nối được tới nhà ga trung tâm, vì vậy cần xác định được vùng TOD; các hành động TOD phải đảm bảo được thông suốt; phải xây dựng quy hoạch ngoại vi của thành phố.

Vì vậy, tôi cho rằng, Hà Nội phải xây dựng chính sách TOD; có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các công trình GTCC như đường sắt, nhà ga, các khu vực trung chuyển, các khu phức hợp xung quanh nhà ga… và đảm bảo vai trò của các bên liên quan với trách nhiệm cụ thể”, chuyên gia này đề xuất giải pháp.

Phát triển TOD tại Hà Nội: Cần gỡ vướng mắc về khung pháp lý, thể chế
Bà Tomoko ABE, chuyên gia của ALMEC Corporation (Nhật Bản)

Nhấn mạnh thêm, KTS Lê Chính trực cho rằng, khi phát triển TOD tại Hà Nội cần lưu ý yếu tố hài hòa với bảo tồn không gian văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan, khai thác không gian ngầm. Đặc biệt là khai thác hồ, ao, mặt nước đặc trưng gắn với cây xanh, giao tiếp cộng đồng.

Phải lập kế hoạch phát triển TOD, tham vấn trước ít nhất 5 năm

"Để thực hiện mô hình TOD, trong giai đoạn lập kế hoạch, chúng ta thu hồi đất ở mức tối thiểu cần thiết để thi công đường sắt.

Phải có sự hợp tác giữa doanh nghiệp, duy trì mối quan hệ tốt với bên liên quan là điều kiện tiên quyết để thành công, đặc biệt là thể chế, luật pháp… Tôi lấy ví dụ tuyến metro ở Toronto, chính quyền nơi đây đã thay đổi luật pháp trước đó 4 năm để có thêm quyền thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, chính quyền cần phải theo sát thị trường bất động sản, đưa ra thỏa thuận đối với bên phát triển thương mại, đảm bảo quyền lợi cho họ và đặc biệt là không thể thiếu những giấy phép, giải pháp số trong việc mua đất, thiết kế, thực hiện phát triển nhà ga tổng quan".

Ông Ian Linsday, Cố vấn chuyên môn Crossrail International

Ngoài ra, thành phố cần chú trọng đỗ xe 2 bánh nhằm hỗ trợ, mở rộng bán kính TOD; bố trí cây xanh trên mái, cầu hầm đi bộ, tạo môi trường tiện tích cho người đi bộ.

“Cần phải ứng dụng công nghệ thông tin, IOT, công nghiệp 4.0 trong quản lý vận hành các chức năng nhà ga đường sắt đô thị và trong khu vưc TOD", KTS Lê Chính Trực cho biết.

Thu hồi đất một cách chiến lược

Cũng tại hội thảo, ông Hiroshi Nishimaki, CEO Công ty ExeIdea Ltd nhấn mạnh, đất đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch đô thị. Tại Nhật và Hà Nội có điểm chung là đất đai rất đắt. Vì vậy, khi thu hồi đất phải có biện pháp hạn chế giao dịch, tránh đầu cơ. Ví dụ, chúng ta có thể thành lập hợp tác xã. Từ đó, chính quyền chỉ phải làm việc với người đứng đầu hợp tác xãchứ không phải với từng thành viên. Tại Nhật có Luật TOD.

"Chúng ta cần có khung pháp lý để cho phép mua trước đất trước khi thực hiện tái điều chỉnh đất đai. Hệ thống pháp lý quan trọng, thậm chí phải có nghị quyết để thúc đẩy TOD, để khu vực công có đặc quyền thương thảo và kiểm soát giao dịch. Kinh nghiệm thu hồi đất một cách có chiến lược ở Nhật có thể áp dụng tại Việt Nam", ông Hiroshi Nishimaki nói.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Xem thêm