Tag

Giúp hợp tác xã nông nghiệp ứng phó với đại dịch

Nông thôn mới 25/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Từ đầu năm 2021, việc tiêu thụ nông sản của nhiều hợp tác xã (HTX) và người nông dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, nhiều giải pháp cụ thể đã được triển khai giúp các HTX nông nghiệp ứng phó với đại dịch.
Đại dịch thúc đẩy các nhà bán lẻ Việt Nam tiến vào hành trình chuyển đổi số Loa tuyên truyền trên xe đạp - nhân lên cách làm hay trong cuộc chiến chống đại dịch Trao yêu thương - Gặt hạnh phúc, chung tay vượt qua đại dịch

Các HTX nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu và tiếp thị sản phẩm. HTX nông nghiệp còn hỗ trợ đắc lực cho người nông dân yên tâm sản xuất, tăng thêm thu nhập trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt và bối cảnh dịch bệnh.

Nông sản gặp “bão dịch”

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn Thành phố có 1.255 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Trong đó có 1.097 HTX đang hoạt động (chiếm 87,41%); 158 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 12,59%).

Thành phố hiện có 73 HTX tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 50 HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 64 HTX với 282 sản phẩm OCOP được TP đánh giá, phân hạng (143 sản phẩm 3 sao, 138 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao).

 Bưởi tôm vàng – sản phẩm OCOP của Đan Phượng (Hà Nội)
Bưởi tôm vàng - sản phẩm OCOP của Đan Phượng (Hà Nội)

Ước tính có tới 90% HTX bị giảm doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, thu nhập của người lao động và thành viên gặp nhiều khó khăn. Một số chính sách hỗ trợ trong tình hình hiện nay không thực hiện được do ảnh hưởng của dịch bệnh như: Các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các Hội chợ, Tuần hàng nông sản…; Chính sách về tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX, Liên hiệp HTX, các địa phương và bộ, ngành thiếu nguồn lực để hỗ trợ HTX. Đó là ý kiến của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo trong một hội nghị gần đây nói về ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các HTX nói chung, HTX tại Hà Nội nói riêng.

Giải quyết “đầu ra” gắn đảm bảo phòng chống dịch

Nghị quyết số 105/NQ-CP, ngày 9/9 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 được xem là giải pháp cấp thiết, “cứu cánh” cho HTX nói riêng ứng phó với đại dịch.

Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19.

Đến hết năm 2021 phấn đấu luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Đại đa số các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động…

Với Nghị quyết 105, Chính phủ quyết nghị 4 nhóm giải pháp, nghiệm vụ chủ yếu: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng; Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.

Trước đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và tự thân các thành viên, HTX đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… để ứng phó với “bão Covid-19”.

Ở Hà Nội, nhiều HTX nông nghiệp ban đầu “lao đao” vì dịch bệnh. Để ứng phó, tăng khả năng chống chịu và giảm thiệt hại, các HTX đã sử dụng quỹ dự phòng để trả lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động; Ứng dụng công cụ trực tuyến để quản trị; Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; Sử dụng nguồn dự phòng tài chính để trang trải....

Ngay trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo, tập huấn cho các chủ thể bán hàng bằng hình thức trực tuyến…

 HTX Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với đại dịch
HTX Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với đại dịch (Ảnh tư liệu)

Nổi bật nhất là, “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn” tổ chức đầu tháng 9. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã, đặc biệt là các HTX tham gia Chương trình OCOP kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch; Đồng thời, phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giãn cách xã hội. Điều này vừa khắc phục đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trên địa bàn thành phố, vừa khẳng định được vị thế sản phẩm nông sản của các HTX nông nghiệp.

Với các HTX chuyên sản xuất rau, củ, quả như HTX rau an toàn Quý Cuối (Ðan Phượng, Hà Nội), HTX Tâm Anh (Phú Xuyên, Hà Nội)… đã thay đổi phương thức cung ứng bằng cách cùng lúc liên kết nhiều HTX tạo nên một nhóm để cùng nhau bán hàng, cung cấp hàng đến tận các chung cư, khu đô thị.

Trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc các HTX, thành viên HTX áp dụng công nghệ thông tin, tự quảng bá và tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay. Thực tế, cũng có nhiều HTX khai thác có hiệu quả nền tảng mạng xã hội để mở rộng hợp tác tiêu thụ nông sản, khai thác được khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ và tiềm năng, nhất là việc duy trì kết nối với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn được mở bán, cung cấp thực phẩm thiết yếu mùa dịch.

Đáng mừng là UBND TP Hà Nội đã áp dụng giãn cách xã hội theo ba vùng "đỏ," "vàng," "xanh" từ ngày 6 - 21/9 để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, không để đứt gẫy vùng sản xuất.

Nhờ có cách làm này, nhiều "vùng xanh" ngoại thành của Hà Nội (địa bàn hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp) đã khôi phục, bắt nhịp lại sản xuất, kinh doanh, hướng tới trạng thái "bình thường mới".

Cùng với đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội cũng tích cực tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, HTX uy tín, truyền đạt thông tin dự báo thị trường, định hướng sản xuất phù hợp… để người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn và sử dụng sản phẩm, HTX chuyển đổi hướng sản xuất.

Những biện pháp vừa nhanh chóng, linh hoạt và thực tế đã phát huy hiệu quả ở Hà Nội trong thời gian qua được phản ánh bằng đời sống của người dân sinh sống trên địa bàn Hà Nội trong thời gian giãn cách không bị thiếu nông sản; Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu chống dịch “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn Kinh tế

Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mô hình cây dược liệu trên địa bàn xã Nam Sơn, UBND xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dược liệu Việt Nam, Công ty Ngọc Dần tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện chương trình liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, bao tiêu trà hoa vàng Hakodae Orgavina tại địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng nay (25/3), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không" Nông thôn mới

Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không"

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đưa ra “tối hậu thư” cấm biển đối với những tàu cá “3 không” và tàu cá “lưu vong” nguy cơ vượt biên đánh bắt hải sản trái phép ở các tỉnh miền Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả, bền vững đập và hồ chứa Phú Phong; phát huy tối đa các công năng của công trình, hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Xem thêm