Giúp công chúng hiểu rõ hơn con đường cách mạng đến mốc son lịch sử 2/9/1945
Chương trình nghệ thuật “Sao Độc lập”: Sống dậy một mùa Thu cách mạng |
“Ngày Độc lập 2/9’’ mở ra hạnh phúc và tự do
Đầu tiên phải kể đến trưng bày chuyên đề "Ngày Độc lập 2/9" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trưng bày giới thiệu tới người xem 150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, tổ chức theo 2 chủ đề chính, gồm: “Sức mạnh dân tộc’’ và “Ngày Độc lập 2/9”.
Chủ đề “Sức mạnh dân tộc” bao gồm các tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh, tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp, đoàn kết một lòng, tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.
Những triển lãm giúp cho công chúng hiểu rõ hơn con đường cách mạng đến mốc son lịch sử 2/9/1945 |
Chủ đề “Ngày Độc lập 2/9” giúp người xem được tiếp cận các hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Lễ Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Quốc kỳ, Quốc ca, Hiến pháp, sưu tập tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là giấy bạc Cụ Hồ), tem thư... cùng những câu chuyện kể của một số nhân chứng lịch sử.
"Ngày Độc lập 2/9" đã kể lại sinh động câu chuyện lịch sử 75 năm trước: Dưới sự lãnh đạo kịp thời và kiên quyết của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng dậy làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đất nước Việt Nam từ một xứ thuộc địa, nửa phong kiến trở thành quốc gia độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Người xem thấy rõ tiến trình lịch sử giai đoạn cuối của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 trực tiếp cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng.
Người xem rất xúc động trước những hiện vật được trưng bày tại triển lãm "Ngày Độc lập 2/9"" |
Người xem hình dung rõ bối cảnh Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 do Người chủ trì tháng 5/1941 đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cách mạng. Khi thời cơ đến, Đảng đã kịp thời nắm bắt và kiên quyết lãnh đạo toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 16/8/1945, đã nhất trí tán thành chủ trương của Đảng và phát Lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Khởi nghĩa đã nhanh chóng thắng lợi hoàn toàn và ít đổ máu ở khắp các địa phương trong cả nước.
Ngày 30/8/1945, Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến chính thức bị xóa bỏ ở Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ của nhân dân.
Hiện vật trưng bày tại triển lãm |
Sau đó đến cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày 6/1/1946, đã bầu ra Quốc hội, thành lập Chính phủ hợp hiến và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (1946).
Trưng bày được tổ chức đến hết tháng 12/2020. Thông qua trưng bày, công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể hiểu rõ hơn về mốc son lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, giá trị của độc lập, tự do… từ đó góp sức mình vào vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tại trưng bày, một số hiện vật tiêu biểu đã thu hút sự quan tâm của khách tham quan như Sổ tay - Văn phòng Phủ Chủ tịch dùng ghi công việc hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 2/9/1945 đến ngày 17/10/1945; Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945; Cờ Tổ quốc treo trong cuộc họp bàn về kế hoạch Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám tại xóm Khuổi Kịch, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang...
"Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử" khơi dậy tự hào dân tộc
Triển lãm chuyên đề "Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử’’ diễn ra đến hết ngày 30/9 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Hà Nội) đã thực sự khơi gợi được lòng yêu nước và tự hào dân tộc vô cùng thiết tha, sâu sắc với người xem.
Triển lãm giới thiệu ba phần nội dung với hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu.
Phần 1 với chủ đề: “Mùa thu lịch sử” trưng bày những hình ảnh, hiện vật khẳng định vị trí, tầm vóc và giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám, sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Thế hệ trẻ ngày nay đặc biệt được tiếp thêm sức mạnh, lòng yêu nước và tự hào dân tộc từ những triển lãm này |
Có thể kể đến những hiện vật tiêu biểu như: Bộ sưu tập truyền đơn, báo chí phát hành trước và trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; bộ sưu tập vũ khí thô sơ của nhân dân sử dụng trong ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; Bộ sưu tập Sắc lệnh, văn bản của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành trong những năm đầu của chính quyền cách mạng...
Với chủ đề "Sức mạnh niềm tin", phần nội dung thứ 2 của triển lãm phản ánh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, sự vận dụng sáng tạo cùng những bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Vũ khí thô sơ của nhân dân trong ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền |
Nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh được chọn lọc trưng bày tại phần này minh chứng cho những thắng lợi của dân tộc ta sau Cách mạng Tháng Tám, như: Sách "Phát động du kích chiến tranh" do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ biên soạn, xuất bản năm 1947; Guốc chèn pháo, nạng chống xe đạp thồ được quân, dân ta sử dụng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; Bút máy Parker 51 của đồng chí Tạ Quang Bửu, thành viên phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng làm việc và ký các bản Hiệp định tại Hội nghị Giơnevơ từ ngày 1/5 đến 21/7/1954.
Hình ảnh trưng bày tại triển lãm |
Đó cũng là cuốn sổ ghi chép của Trung tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên ghi chép diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI ngày 2/7/1976 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca...
Phần 3 "Tiếp bước vinh quang", trưng bày hình ảnh, tài liệu, hiện vật phản ánh những thành tựu to lớn trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trưng bày vào mùa thu cách mạng này, tiển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ và sâu sắc vị trí, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cổ vũ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với cả hai triển lãm trên, khách đến tham quan phải tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn tối đa nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.
Bác Hồ chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 |
Lan tỏa tinh thần Cách mạng Tháng Tám, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại |
Những khúc hùng ca vang mãi cùng mùa thu cách mạng |