Tag

Giới trẻ và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Nhìn ra thế giới 25/03/2021 10:45
aa
TTTĐ - Thanh toán không tiền mặt đã và đang trở thành thói quen tiêu dùng trong giới trẻ. Họ cũng chính là những người dẫn đầu xu hướng này.
Một khách hàng thanh toán bằng điện thoại thông minh của mình tại cửa hàng thực phẩm ở Thụy Điển (Ảnh: Anders Wiklund)
Một khách hàng thanh toán bằng điện thoại thông minh của mình tại cửa hàng thực phẩm ở Thụy Điển (Ảnh: Anders Wiklund)

Theo thống kê, thế hệ Z (những người sinh năm 1996 trở đi) có khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới, chiếm tới 1/3 dân số.

Thế hệ này được mệnh danh là những công dân của thời đại số hóa, là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới. Họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai. Điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần.

Ngay từ nhỏ, những người thuộc thế hệ Z đã được tiếp cận và sử dụng công nghệ. Đối với họ, di động, internet hay các phương tiện truyền thông xã hội không xa lạ. Vì vậy, có thể nói, họ chính là những người thay đổi bức tranh tổng thể tương lai, trong đó có tư duy về kinh tế, tiền tệ và phương thức tiêu dùng.

Xã hội không tiền mặt

Hơn một thập kỷ trước, ứng dụng Alipay ra mắt tại Trung Quốc hứa hẹn giao dịch trực tuyến dễ dàng cho tất cả mọi người. Vài năm sau, siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc đã giới thiệu một dịch vụ thanh toán di động tương tự có tên là WeChat Pay cho hàng triệu người dùng của mình.

Ngày nay, hai ứng dụng này đã trở nên phổ biến khắp Trung Quốc. Nó thúc đẩy một cuộc cách mạng dựa trên thiết bị di động để đưa Trung Quốc trở thành một trong những xã hội ít dùng tiền mặt nhất thế giới. Nhiều người dân Trung Quốc cho biết họ đã không sử dụng đến ví đựng tiền mặt từ rất lâu.

Dân số Trung Quốc hiện có khoảng 1,4 tỷ người. Hàng trăm triệu người trong số đó dựa vào điện thoại thông minh để thanh toán mọi thứ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có mã QR để khách hàng có thể thanh toán bằng cách quét mã thông qua các ứng dụng. Điều này phổ biến đến mức chính phủ phải xử phạt những cửa hàng không nhận tiền mặt từ khách hàng và nhấn mạnh rằng đồng Nhân dân tệ vẫn là tiền tệ chính thức của Trung Quốc.

Toby Graham đang làm việc cho một công ty kế toán quốc tế có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, anh không thể tưởng tượng được việc quay trở lại dùng tiền mặt. “Tôi không thể nhớ lần cuối cùng sử dụng tiền mặt là khi nào nhưng chắc chắn đã nhiều năm rồi”, Graham nói.

Mobile Money là mô hình duy nhất hiện nay có thể triển khai rộng và thành công cho những người không có tài khoản ngân hàng (Ảnh: Nicolas Asfouri)
Mobile Money là mô hình duy nhất hiện nay có thể triển khai rộng và thành công cho những người không có tài khoản ngân hàng (Ảnh: Nicolas Asfouri)

Graham đã sống ở Trung Quốc 8 năm và chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng thanh toán qua điện thoại. Đến năm 2017, anh ngừng sử dụng máy ATM.

Graham chia sẻ vì tính chất công việc nên anh thường xuyên di chuyển giữa các thành phố ở Trung Quốc. Tất cả những gì anh mang theo là hộ chiếu, quần áo và điện thoại. Anh không cần tiền mặt, thậm chí còn không có ví tiền. Tuy nhiên, anh Graham vẫn mang theo thẻ tín dụng nhưng nó chỉ được sử dụng trong trường hợp điện thoại di động bị mất.

“Điện thoại giúp bạn làm mọi thứ. Tôi sử dụng nó để trả tiền điện nước và hóa đơn, tiền thuê nhà, mua sắm trực tuyến, mua hàng tạp hóa ở siêu thị… Tôi không thể nghĩ ra điều gì mà điện thoại không thể làm được”, Graham nhấn mạnh.

Việc sử dụng các ứng dụng thanh toán di động cũng đã thâm nhập vào các ngôi làng xa xôi tại đất nước tỷ dân. Theo công ty nghiên cứu thị trường Daxue Consulting, gần một nửa dân số nông thôn của nước này sử dụng dịch vụ thanh toán di động thường xuyên. Trong năm 2017, các giao dịch thông qua dịch vụ thanh toán di động phi ngân hàng ở các vùng nông thôn đạt tổng cộng 42,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ (6,64 nghìn tỷ USD).

Giới trẻ nói không với tiền mặt

Ở “lục địa già”, người dân Thuỵ Điển cũng có xu hướng tương tự. Quốc gia Bắc Âu được dự đoán sẽ hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2023, thay vào đó là thanh toán kỹ thuật số và thẻ ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp địa phương tại Thuỵ Điển như quán bar và nhà hàng, thậm chí cả ngân hàng, đã ngừng xử lý tiền mặt. Theo ngân hàng trung ương của Thụy Điển, tỷ lệ người dân sử dụng tiền mặt trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 đã giảm từ 40% xuống dưới 10%.

Valter Primus, chàng sinh viên 20 tuổi cho biết sẽ thấy kỳ lạ nếu mọi người sử dụng tiền mặt. Cậu kể rằng lần cuối thanh toán một thứ gì đó bằng tiền mặt là khi 13 tuổi.

“Tôi không nhớ chính xác lúc đó dùng tiền mặt để mua cái gì. Nó có thể là một chiếc bánh sandwich ở trường hoặc một thứ gì đó. Sau lần đó, tôi bắt đầu sử dụng Swish. Đây là ứng dụng cho phép chuyển tiền từ tài khoản của mình cho người khác bằng số điện thoại”, Primus nói.

Thanh toán không dùng tiền mặt cũng là xu hướng tất yếu của Việt Nam  (Ảnh: TTXVN)
Thanh toán không dùng tiền mặt cũng là xu hướng tất yếu của Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Trở lại Châu Á, Hàn Quốc đang bắt kịp Trung Quốc khi nói đến thanh toán không dùng tiền mặt. Theo thống kê năm 2018, tiền mặt chỉ chiếm 20% trong các giao dịch thanh toán của nước này, song song với đó là sự gia tăng số người mang ít hoặc không mang theo tiền mặt.

Một nữ sinh viên 20 tuổi giấu tên tiết lộ cô chỉ sử dụng tiền mặt vào tháng trước để mua thuốc tránh thai vào buổi sáng do không muốn lộ thông tin cá nhân. Mọi thứ khác mà cô ấy mua trong cuộc sống hàng ngày của mình đều thanh toán bằng điện thoại.

Ở Singapore và quốc gia láng giềng Malaysia, ngày càng nhiều người dân chuyển sang thanh toán bằng di động. Một số ít vẫn sử dụng tiền mặt tại các cửa hàng nhỏ hoặc khu vực nông thôn không được trang bị hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

Hesper Buckland, 19 tuổi, sinh sống ở ngoại ô Malaysia, cho biết: “Tôi chỉ mang theo một ít tiền mặt vì ở Malaysia có một số quầy hàng rong hoặc địa điểm bán đồ ăn do những người lớn tuổi làm chủ và họ chỉ nhận tiền mặt. Đối với mọi thứ khác, tôi đều sử dụng ứng dụng thanh toán trên điện thoại của mình”.

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu của toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những nơi hệ thống tài chính ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ phương thức thanh toán ngân hàng. Trong khi đó, số lượng người dân đang sử dụng điện thoại di động đạt tỷ lệ rất cao thì Mobile Money sẽ rất phù hợp.

Người dùng có thể sử dụng Mobile Money để thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận hình thức này. Việc thanh toán được thực hiện qua ứng dụng của đơn vị cung cấp dịch vụ trên smartphone. Tại những vùng không có internet hoặc với người dùng điện thoại phổ thông, họ có thể sử dụng tài khoản Mobile Money của mình để thanh toán thông qua tin nhắn SMS.

Triển khai Mobile Money thành công ở các nước đang phát triển đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ thanh toán tiện lợi cho hàng triệu hộ gia đình. Đồng thời, phương thức này làm giảm đáng kể thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày.

Tính đến hết năm 2018, toàn thế giới đã có 90 quốc gia sử dụng dịch vụ Mobile Money, với gần 900 triệu người dùng; Riêng Châu Á đã tăng trưởng 31% so với mức bình quân của năm 2017.

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chiếm ưu thế với giới trẻ Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chiếm ưu thế với giới trẻ
Xã hội không tiền mặt: Thời đại của sự tiện dụng và an toàn Xã hội không tiền mặt: Thời đại của sự tiện dụng và an toàn
Đẩy mạnh các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Đẩy mạnh các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Đọc thêm

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Xem thêm