Tag

Giới trẻ Hà Nội tự hào về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Người Hà Nội 12/12/2022 17:11
aa
TTTĐ - Vừa khâm phục, tự hào xen lẫn ý chí quyết tâm học hỏi là cảm xúc của giới trẻ Hà Nội khi được nghe những câu chuyện kể từ các nhân chứng lịch sử của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" Sinh viên giao lưu với nhân chứng chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972”: Nửa thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị tầm vóc thời đại

Mới đây, Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và giao lưu với các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia cuộc chiến 12 ngày đêm bảo vệ Thủ đô.

Giới trẻ Hà Nội tự hào về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Các anh hùng, nhân chứng lịch sử kể về cuộc chiến cuộc chiến 12 ngày đêm bảo vệ Thủ đô

Trong buổi giao lưu, các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội được trò chuyện với các nhân chứng lịch sử của Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” như: Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND), nguyên Bí thư Đảng uỷ, Phó Tư lệnh về chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân; Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân; Cựu chiến binh Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia quân đội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đại học Bách khoa Hà Nội như: Ông Nguyễn Đức Chiêu, cựu sinh viên Bách khoa khóa 13, Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285, Sư đoàn 363; PGS.TS Bùi Quốc Thái, nguyên Thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh nhà trường.

Giới trẻ Hà Nội tự hào về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Buổi giao lưu thu hút nhiều sinh viên trong trường tham dự

Cũng từ đây, các bạn trẻ được biết, trong chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, hơn 3.000 giảng viên và sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia vào các quân, binh chủng cùa Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó có Quân chủng Phòng không - Không quân.

Nhiều người lính đã mang theo “Trí tuệ Bách khoa” và trong các trận chiến đấu khốc liệt với các công trình khoa học như: “Vạch nhiễu tìm thù” - Bắn rơi pháo đài bay B52; “Chọc mù mắt hung thần AC130”; “Vô hiệu hóa tên lửa Sơrai”… đã chiến đấu anh dũng, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.

Những tấm gương tiêu biểu của Đại học Bách khoa như: Liệt sĩ - phi công, Anh hùng LLVTND Vũ Xuân Thiều và nhiều đồng chí đã trưởng thành và trở thành các tướng lĩnh của quân đội và Quân chủng Phòng không - Không quân.

Giới trẻ Hà Nội tự hào về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Sinh viên Bách khoa hôm nay bày tỏ niềm tự hào và khâm phục trước chiến công hiển hách của thế hệ cha ông

Nghe những câu chuyện về những sinh viên Bách khoa Hà Nội thông minh, dũng cảm, dùng những kiến thức đã học của mình góp chiến công trong trận chiến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, những người Bách khoa hôm nay cảm thấy rất tự hào, muốn noi gương thế hệ cha anh đi trước cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

Cảm xúc tự hào, biết ơn trào dâng, sinh viên năm nhất Nguyễn Vân Hòa và Nguyễn Thị Hương Ly - Viện Toán ứng dụng và Tin học cùng các bạn tân sinh viên rất xúc động khi được nghe những dòng cảm xúc trong nhật ký của Trung tướng Soát về người bạn thân - sinh viên Bách khoa Vũ Xuân Thiều. “Các bác có tình bạn thật đẹp”, Ly nói.

Sinh viên năm hai Phạm Văn An, trường Điện - Điện tử có sở thích tìm hiểu về lịch sử và quân đội.

An tâm sự: “Em đã được lắng nghe các bác kể chuyện về lịch sử anh hùng của Đại học Bách khoa, của người Bách khoa. Các chú, các bác khi tham gia quân ngũ bằng đúng tuổi của chúng em hiện tại nhưng rất dũng cảm, có những dấu ấn lịch sử. Những câu chuyện đó truyền cảm hứng học tập, nghiên cứu, cống hiến cho tuổi trẻ Bách khoa chúng em rất nhiều”.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, sự kiện nhằm ôn lại truyền thống anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, truyền thống anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Đồng thời giáo dục và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho các thế hệ học sinh, sinh viên của trường.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm