Tag

Gặp người nhạc sĩ sáng tác ca khúc "Bên lăng Bác Hồ"

Văn hóa 30/08/2020 12:50
aa
TTTĐ - Ông là nhạc sĩ Dân Huyền, tác giả của hơn 500 nhạc phẩm, trong đó có nhiều bài được công chúng yêu thích.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Khi niềm xúc động kính yêu kết tinh thành tác phẩm

Mấy chục năm trôi qua, nhiều người đã thuộc lòng bài hát này với những lời ca thiết tha, dung dị: “Niềm ao ước bấy lâu nay đã thỏa nỗi chờ mong, trời Ba Đình xanh trong tỏa hương sắc sen hồng. Về thăm Bác hôm nay bao mến thương xao xuyến trong lòng, xin kính dâng Người nghĩa tình sâu nặng của núi sông”...

Nhạc sĩ Dân Huyền đã ngoài 80 tuổi nhưng dáng đi của ông còn nhanh nhẹn, nụ cười hồn nhiên chất phác lấp lánh niềm yêu đời. Tuy sức đã yếu nhưng trí tuệ còn minh mẫn, ông vẫn nhớ như in để kể về hoàn cảnh sáng tác bài hát “Bên lăng Bác Hồ” của mình.

Đó là vào dịp tháng 10 năm 1974, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cho một đoàn văn nghệ sĩ đến thăm công trường xây dựng Lăng Bác ở Quảng trường Ba Đình (gồm các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, ca sĩ, nghệ sĩ ngâm thơ...). Dân Huyền cùng có mặt trong đoàn.

Công trường lớn với không khí lao động hết sức khẩn trương của toàn thể cán bộ, kỹ sư, công nhân xây dựng. Giữa bề bộn ngổn ngang các giàn giáo nổi lên khối nhà Lăng Bác uy nghi, sừng sững, nhạc sĩ đã đắm mình vào thực tế lao động này, cảm nhận được tình cảm hân hoan, náo nức của mọi người đang làm việc.

Ông thấy ai cũng muốn công trình sớm được hoàn thành để đón Bác vào yên nghỉ ngàn thu. Trên gương mặt của những kỹ sư và công nhân luôn lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng rạng ngời niềm vui...

4001 ho chi minh mausoleum 3
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mạch suy nghĩ của nhạc sỹ chẳng những xuất hiện ở lần đến thăm công trường xây dựng hôm ấy mà còn chi phối ông trong suốt nhiều ngày sau đó. Ông chộn rộn cảm xúc, thôi thúc ngồi vào đàn sáng tác.

Ở thời điểm này, công trình xây Lăng Bác chưa xong, chưa có các bài hát nổi tiếng như “Vào Lăng viếng Bác” của Hoàng Hiệp, “Vầng trăng Ba Đình” của Thuận Yến, “Chúng con canh giấc ngủ của Người” của Nguyễn Đăng Nước. Phải viết sao đây để công chúng chấp nhận? Phải lựa chọn một giai điệu thế nào để hấp dẫn người nghe?

Dân Huyền nghĩ nhiều đến những đoàn cán bộ, chiến sĩ, nhân dân miền Nam vượt hàng ngàn cây số để ra với Bác. Mạch liên tưởng khiến ông nghĩ đến câu nói quen thuộc của Người: “Miền Nam luôn trong trái tim tôi” và hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha”. Thế là ông đã tìm được chất liệu cho tác phẩm của mình bằng việc sử dụng dân ca Nam Bộ và sáng tác trong vòng một tuần.

Tháng 8/1975, “Bên lăng Bác Hồ” lần điều tiên được phát trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng hát nghệ sĩ Kiều Hưng. Tiếng hát nhanh chóng lan đi khắp mọi miền tổ quốc.

Nhạc sĩ lao động không ngừng nghỉ

Sinh năm 1938, nay đã ngoài 80 tuổi, nhạc sĩ Dân Huyền là một tác giả quen biết, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền, vì ông có nhiều năm là trưởng phòng biên tập dân ca của Đài Tiếng nói Việt Nam. Là người am hiểu sâu sắc dân ca Việt Nam, qua mấy chục năm gắn bó với làn sóng phát thanh, ông từng biên soạn, đặt lời mới cho hàng trăm làn điệu dân ca nổi tiếng, góp công sức đáng kể cho việc bảo tồn, phát triển nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc.

Về hưu đã lâu nhưng trong căn gác của khu tập thể Đài tiếng nói Việt Nam, với chiếc máy tính kết nối mạng internet, ông vẫn bền bỉ làm việc: Viết nhạc, làm thơ, viết báo, sưu tầm câu đố, chỉnh biên và soạn lời mới cho dân ca. Sau ca mổ đục thủy tinh thể, hai mắt không còn nhìn rõ, ông làm việc chậm hơn nhưng vẫn nhắc mình phải hoạt động nghệ thuật hàng ngày.

Chính bởi thế, lúc thì ông khoe vừa hoàn thành tập sách “Bài ca vọng cổ” dày gần 300 trang gửi gắm rất nhiều tâm huyết và bắt tay viết gần chục ca khúc “trả nợ” một “đặt hàng” của bạn bè. Khi thì ông khoe “Tuyển tập 200 câu có hỏi mới biết”. Lúc ông lại bảo mới ra mắt cuốn sách “Tuyển tập 100 bài hát”; Có khi là cả tập thơ “Chút tình Hà Nội” mà ông gửi gắm vào đó biết bao nhiêu tâm sự.

Đặc biệt, nhạc sĩ Dân Huyền trực tiếp viết bài trên máy và tự mình đăng nhập vào email để gửi bài cho tòa soạn. Ông vui với niềm vui của một người già, tự tin khi mình có thể hòa nhập được với những phương tiện mà giới trẻ ngày nay đang dùng.

3957 dan huyen 1
Nhạc sĩ Dân Huyền

Hỏi ông rằng tuổi đã cao, sức đã yếu, không chọn cho mình một cách nghỉ ngơi thực sự, hay tại người sinh năm Dần nó thường vất vả? Nhạc sĩ Dân Huyền tâm sự: “Tôi không nghĩ rằng khi về hưu lại có ít thời gian đến vậy. Tôi vẫn thấy mình chưa quá già để không trả nổi những ân tình mà mọi người dành cho tôi. Tôi rất vui khi nhiều người vẫn nhận ra tôi giữa đám đông. Có lẽ đó là phần thưởng lớn nhất của đời tôi… Tôi làm việc như vậy cũng là một cách để thư giãn tuổi già đấy chứ”.

Nhạc sĩ Dân Huyền kể: “Ông nội tôi giỏi văn thơ, bà nội tôi giỏi đàn hát. Tôi lớn lên trong vòng tay ấy nên hay học mót, học lỏm mỗi khi “hầu trà” các cụ yêu thơ yêu nhạc. Quê tôi “sơn thủy hữu tình”. Cúi mặt xuống sông Lam vục nước, khi ngẩng đầu lên thì mắt đã chạm đỉnh núi Hồng Lĩnh. Giọng đò đưa trên sông cứ văng vẳng và dội vào sườn núi, dư âm cứ vang vọng lòng người theo tháng theo năm. Có lẽ vì những hình ảnh ấy mà suốt cuộc đời tôi bị quyến rũ mà duyên nợ với âm nhạc và thơ ca”.

Thuở nhỏ ông học trong chủng viện xứ Xã Đoài, Nghệ An. Ở đây, ông được học lý thuyết âm nhạc, chơi đàn... Năm 1954, Dân Huyền chuyển về đoàn văn công liên khu 4 với vị trí nhạc công, rồi về công tác tại Ty Văn hoá Nghệ An. Năm 1959, ông được về học trường Tuyên huấn Trung ương, ra trường được cử về làm cán bộ văn nghệ Nhà máy Ô tô 1/5 ở Hà Nội.

Ngoài sáng tác ca khúc ông còn viết nhạc phim, vở diễn sân khấu và tham gia viết báo, đặt lời mới cho hàng trăm bài dân ca và làm giám khảo chấm thi các hội diễn ở Trung ương và các địa phương.

Năm 1967, ông ra làm việc tại Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, sau được phân công là trưởng phòng "Dân ca và nhạc cổ truyền”. Ông sáng tác nhiều ca khúc được mọi người yêu thích, nhưng đóng góp lớn nhất của ông là soạn lời hát cho các bài dân ca.

Nghỉ hưu gần 20 năm nay, ông vẫn hăng hái tham gia câu lạc bộ “Đàn và hát dân ca” của Đài với cương vị chủ nhiệm câu lạc bộ, chi hội trưởng chi hội Văn nghệ dân gian của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông cũng là Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà báo, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Các ca khúc "Bên Lăng Bác Hồ", "Lắng tiếng quê hương", “Cung đàn tuổi xanh", "Nhớ thuở Hùng Vương", "Bông hoa Hồng Chiêm" do ông sáng tác với các giọng hát Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thu Hiền, Lê Dung đã rất quen thuộc với thính giả và khán giả trong nước cũng như bà con ở xa Tổ quốc.

Ngoài ra ông còn có hàng trăm bài dân ca các miền được chỉnh biên và soạn lời mới như "Duyên quan họ", "Câu nhớ gửi người thương", "Phong thư sông Lam", "Em hát anh nghe điệu lý quê nhà, "Hạt giống đỏ nẩy mầm xuân", "Cô gái thành Nam và tiếng hát chầu văn", "Có nhớ quê chăng", "Ngựa ô với chiến sĩ Biên Phòng"... chiếm được cảm tình của đông đảo bạn nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng.

Nhạc sĩ Dân Huyền là tác giả của hơn 500 nhạc phẩm, trong đó có nhiều bài được công chúng yêu thích. Ông vinh dự được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cùng các huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật, Vì sự nghiệp Báo chí, Vì sự nghiệp Tư tưởng văn hóa, Vì sự nghiệp Phát thanh, Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian, Huy hiệu “50 năm tuổi Đảng” cùng Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
"Giai điệu tự hào" tháng 7 với những góc nhìn mới về nhạc sĩ Hoàng Vân
Nhạc sĩ Quốc An mang nhật ký bằng tranh “Con đã về nhà Nhạc sĩ Quốc An mang nhật ký bằng tranh “Con đã về nhà" vào MV mới
Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Xem thêm