Tag

Gắn bó chặt chẽ việc phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực

Thời sự 27/09/2024 08:00
aa
TTTĐ - Vấn đề phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, là rào cản cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham nhũng là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.
Kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ Kiện toàn các ban chỉ đạo của TP Hà Nội Quyết liệt chống tham nhũng - tầm nhìn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tiếp tục đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII với nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác phòng, chống tham nhũng là: Triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật.

Cùng với đó là thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng; thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp.

Đồng thời nâng cao vai trò, phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự...

Gắn bó chặt chẽ việc phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong nhiệm kỳ (Ảnh minh họa)

Ngày 6/4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, căn cứ báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Kết luận số 10-KL/TW), Bộ Chính trị đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 10-KL/TW, gắn bó chặt chẽ phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là việc xuất bản, quán triệt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đặc biệt quan tâm.

Chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng chống tham nhũng

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Dấu mốc quan trọng tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua là việc Bộ Chính trị (khóa XI) thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Việc Ban Chỉ đạo chuyển sang cơ chế Đảng trực tiếp lãnh đạo, đứng đầu là cố Tổng Bí thư, thể hiện quyết tâm của Đảng tự làm trong sạch mình để “xứng đáng là đạo đức, là văn minh” (Hồ Chí Minh), lấy lại lòng tin trong Nhân dân. Đây là yếu tố quan trọng nhất đưa đến những chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện bằng những con số và việc làm cụ thể.

Sự nghiêm minh có được từ sức mạnh tổng hợp của nhiều lĩnh vực: kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán. Điều quan trọng nhất là: Kỷ luật của Đảng được thực hiện trước, tạo điều kiện cho kỷ luật của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Trong hàng loạt vụ việc có sự vào cuộc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, kỷ luật Đảng đã mang tính chất mở đường đã tạo tiền đề cho những động thái tiếp theo của các lực lượng chức năng khác.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm tới, cần phải tăng cường các hoạt động phòng chống tham nhũng theo hướng: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, dễ tiếp cận để giảm thiểu cơ hội tham nhũng; nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong thực hiện công tác phòng chống tham nhũng.

Cần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và các tổ chức xã hội tham gia phòng chống tham nhũng; chú trọng nội dung phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý công chức Nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng; ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực có nhiều cơ hội tham nhũng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Ông Hoàng Nam được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nhân sự

Ông Hoàng Nam được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết Tin tức

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

TTTĐ - Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập Tin tức

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

TTTĐ - Theo đề xuất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, từ ngày 1/7/2025, sau khi kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước, sẽ không bầu mà tiến hành chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập.
Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân Tiêu điểm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Thời sự

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Xem thêm