Gần 1/3 trẻ em trên thế giới bị nhiễm độc chì
Mối nguy hiểm từ mì ăn liền đối với trẻ em Nhiễm độc chì nghiêm trọng tại Paris UNICEF cảnh báo về sự nguy hại của thế giới số với trẻ em |
Báo cáo cho biết khoảng 1/3 trẻ em trên toàn cầu, tương đương 800 triệu người, có lượng chì trong máu cao hơn giới hạn cho phép là 5mg/dl. Gần một nửa số trẻ em này sống ở Nam Á.
Báo cáo chỉ ra rằng chì là một chất độc thần kinh mạnh gây ra tác hại không thể khắc phục đối với não của trẻ em, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, khiến chúng bị suy giảm thần kinh, nhận thức và thể chất suốt đời.
Phơi nhiễm chì ở trẻ em cũng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi, và làm gia tăng tội phạm và bạo lực, báo cáo cho biết. Ước tính, các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp sẽ tổn thất khoảng 1 nghìn tỷ USD tiềm năng kinh tế từ những đứa trẻ này.
“Chỉ với vài triệu chứng ban đầu, nhiễm độc chì sẽ âm thầm tàn phá sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, thậm chí có thể dẫn đến tử vong”, Giám đốc điều hành UNICEF, Henrietta Fore cảnh báo.
Khoảng 800 triệu trẻ em trên thế giới bị nhiễm độc chì (Ảnh: AFP) |
Tái chế không chính thức và không đạt tiêu chuẩn các loại pin axit-chì là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ em sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi đang gia tăng các loại phương tiện và thiếu quy định tái chế pin động cơ, dẫn đến gần 50% lượng pin axit-chì được tái chế không an toàn trong nền kinh tế phi chính thức.
Theo các thống kê, 85% lượng chì được sử dụng trên thế giới là để sản xuất các loại pin này trang bị cho các phương tiện giao thông, thiết bị điện và viễn thông; Hơn 95% lượng chì trong pin được tái chế tại Mỹ và Châu Âu, trong khi các nền kinh tế đang phát triển thiếu những cơ sở hạ tầng để tái chế, tái sử dụng kim loại nặng này.
Bên cạnh đó, một số yếu tố như sơn có chì, thực phẩm nhiễm chì từ bát, đĩa tráng men, hàn chì trong lon thực phẩm, cũng như trong các loại gia vị, mỹ phẩm, thuốc ayurvedic, đồ chơi và các sản phẩm tiêu dùng khác, cũng là các nguồn gây nhiễm độc chì.
Chì đã được biết đến như một chất độc hại trong nhiều thế kỷ, nhưng trong khi các nước giàu đã thực hiện các bước để giảm đáng kể phơi nhiễm chì. Ví dụ như cấm sơn chì ở các nước thu nhập thấp và trung bình, vấn đề này đã bị bỏ qua rộng rãi.
Từ đó, báo cáo của UNICEF và Pure Earth đã đưa ra khuyến nghị chính phủ các nước có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm chì và tình trạng trẻ phơi nhiễm chì bằng cách phối hợp các biện pháp như kiểm soát và phòng ngừa nguy cơ phơi nhiễm; Xây dựng năng lực xét nghiệm hàm lượng chì trong máu; tăng cường hệ thống y tế nhằm phát hiện, theo dõi và điều trị cho trẻ phơi nhiễm. Song song với đó, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng hướng đến phụ huynh, nhà trường, lãnh đạo cộng đồng và nhân viên y tế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các tiêu chuẩn về môi trường và sức khỏe.