Đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành
Tối thiểu 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất |
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Kế hoạch yêu cầu triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kế hoạch nâng cao năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm; góp phần đạt mục tiêu đóng góp của khoa học công nghệ thông qua TFP, đóng góp khoảng 50% vào tăng trưởng kinh tế.
Từ 30 đến 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc xây dựng và triển khai Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; 5 đến 7 tập đoàn, tổng công ty triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch năng suất.
Theo Kế hoạch, các bộ ngành, địa phương sẽ tiến hành hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo |
Tối thiểu 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất; Hình thành các câu lạc bộ cải tiến năng suất cho sinh viên tại ít nhất 20 trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, thực hành về năng suất với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
Theo Kế hoạch, các bộ ngành, địa phương sẽ tiến hành hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất; đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất trong doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về năng suất…
Hình thành mạng lưới các tổ chức hỗ trợ
Trong đó, các đơn vị sẽ triển khai xây dựng, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động nâng cao năng suất; đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế; nghiên cứu các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất mới, tiên tiến để áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; tập trung vào các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất dựa trên nền tảng số và đổi mới sáng tạo. Triển khai các chương trình đánh giá năng lực quản trị, quản lý năng suất, quản lý chuyển đổi số và quản lý đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
Ảnh minh họa |
Các ngành xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về năng suất, chương trình hướng nghiệp tại một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của một số doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao cụ thể; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về năng suất trong khối sinh viên các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chúng ta phải hình thành, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất ở các bộ, ngành, địa phương, gắn kết với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; Tổ chức hoạt động hợp tác, kết nối giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ, công nghệ thông tin tham gia vào các dự án điểm về cải tiến năng suất trong các lĩnh vực cụ thể…