Tag

Du lịch học đường - Hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây

Người Hà Nội 03/08/2024 10:38
aa
TTTĐ - Song song với các loại hình khác, trong những năm gần đây, du lịch học đường tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cũng được khách tham quan đón nhận tích cực.
Thị xã Sơn Tây - 100 năm vươn mình cùng "xứ Đoài mây trắng"

Vùng đất khoa bảng

Nói về truyền thống khoa bảng của thị xã Sơn Tây, PGS.TS.Bùi Xuân Đính, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho biết, trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, Sơn Tây có 68 người đỗ đại khoa, trong đó có một “Tam khôi” là Thám hoa Giang Văn Minh, người ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, còn lại chủ yếu là các đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và hoàng giáp.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Văn Miếu Sơn Tây, biểu tượng truyền thống hiếu học của xứ Đoài.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Sơn Tây cũng là nơi sinh ra nhiều người đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển về chính trị, kinh tế, ngoại giao như: Ông Lê Anh Tuấn từng giữ chức Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Hình, bộ Hộ; ông Nguyễn Bá Lân giữ chức Bồi tụng kiêm Thượng thư hai bộ Lễ, Hộ; ông Phí Thạc giữ chức Thượng thư bộ Hình; ông Phùng Khắc Khoan giữ chức thượng thư bộ Công, bộ Hộ…

Nhiều người có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, từng đi sứ và không nhục quân mệnh, là tấm gương tiêu biểu cho lòng trung quân, ái quốc như: Ông Phùng Khắc Khoan đi sứ năm 1597; ông Giang Văn Minh làm Chánh sứ năm 1638...

Tại Sơn Tây, có nhiều di tích thể hiện truyền thống hiếu học, khoa bảng của "vùng đất hai Vua". Trong đó, Văn Miếu Sơn Tây được các nhà khoa học đánh giá là công trình biểu tượng cho đất học Sơn Tây.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Toàn cảnh Văn miếu Sơn Tây.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Sơn Tây Nguyễn Quang Hán cho biết, Di tích Văn Miếu Sơn Tây được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý.

Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay.

Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây được UBND tỉnh Hà Tây trước đây ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Giai đoạn 2008-2018, Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích.

Sau khi ra đời, Văn Miếu Sơn Tây đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong lịch sử phát triển của Sơn Tây. Tuy nhiên, cùng với những biến cố của lịch sử dân tộc, di tích này cũng trải qua giai đoạn thăng trầm.

Mãi tới năm 2008, Văn Miếu Sơn Tây mới được hồi sinh như buổi thịnh thời. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng bộ và các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo các tầng lớp Nhân dân địa phương và du khách trong cả nước.

Phát triển du lịch học đường

PGS.TS. Dương Văn Sáu - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, hiện nay, du lịch Sơn Tây phát triển mạnh mẽ ở nhiều hình thức, phân khúc khác nhau.

Du khách có thể trải nghiệm văn hoá làng quê Bắc Bộ cổ kính tại làng Đường Lâm, khám phá không gian hùng vĩ của hồ Đồng Mô, hoặc tận hưởng các dịch vụ cao cấp tại sân golf Đồng Mô.

Trong đó, du lịch học đường đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt là Văn Miếu Sơn Tây trở thành điểm đến hấp dẫn của hành trình du lịch văn hóa về xứ Đoài mây trắng.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Các đại biểu thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây thực hiện nghi thức khai bút đầu năm 2024.

"Với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, Văn Miếu Sơn Tây hôm nay là một điểm đến rất hấp dẫn với nhiều đối tượng du khách khác nhau. Di tích này đặc biệt thu hút các em học sinh sinh viên", PGS.TS. Dương Văn Sáu chia sẻ.

Để khai thác giá trị của Văn Miếu Sơn Tây hiệu quả hơn, PGS.TS. Dương Văn Sáu cho rằng, cơ quan quản lý cần có các giải pháp phù hợp để phát huy giá trị với vị thế là một điểm đến đặc sắc của loại hình du lịch học đường.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Các đại biểu thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây tham gia trồng cây tại Văn Miếu

"Điều đặc biệt quan trọng là phải tổ chức những hoạt động thật khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện, nhu cầu từ thực tế xã hội trong đó có hoạt động du lịch học đường. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng Văn Miếu Sơn Tây sẽ ngày càng phát huy giá trị của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức hôm nay", PGS.TS. Dương Văn Sáu nhấn mạnh.

Đọc thêm

Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố Người Hà Nội

Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã khép lại nhưng dư âm vẫn lắng đọng trong lòng người dân và du khách những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Một Hà Nội vừa lạ vừa quen, xa đó nhưng cũng gần đó và thắm đượm nghĩa tình hai thành phố.
Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội

TTTĐ - Không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.
Xem thêm