Tag
Quảng Nam:

Dự án kè bảo vệ bờ biển Hội An đang chậm do vướng mắc

Môi trường 11/03/2024 07:54
aa
TTTĐ - Theo UBND tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An là 180,9 tỷ đồng.
Quảng Nam: Sợ nhà trôi ra biển, người dân tự bỏ hơn 300 triệu đồng làm kè Quảng Nam: Chính quyền vận động người dân ở khu vực sạt lở dừng làm kè tạm Quảng Nam: Đề nghị hủy thầu liên quan đến dự án kè biển Cửa Đại - Cẩm An Quảng Nam: Sạt lở tại phường Cẩm An, TP Hội An khiến nhà dân bị sập
Vướng mắc tại dự án kè biển bảo vệ Hội An 982 tỷ đồng
Người dân tự làm kè để bảo vệ tài sản do bờ biển Cẩm An bị sạt lở nghiêm trọng (Ảnh: V.Q)

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, liên quan đến thực hiện "Dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam” thực hiện từ nguồn vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, dự án do Ban Quản lý Dự án các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ ký thoả thuận vay, thoả thuận viện trợ dự án AFD tại Quyết định số 1707 năm 2023.

Trước đó, dự án đã được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam ký kết thỏa thuận vay; thỏa thuận viện trợ với AFD vào ngày 29/12/2023.

Hợp đồng cho vay lại giữa Bộ Tài chính và UBND tỉnh cũng đã được Bộ Tài chính dự thảo và gửi UBND tỉnh tham gia ý kiến. Dự kiến sẽ thực hiện ký hợp đồng trong tháng 3/2024.

Theo UBND tỉnh, hiện chủ đầu tư đang lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch năm và lựa chọn nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công - lập dự toán.

Tiến độ dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng tại TP Hội An
Dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng sẽ bảo vệ cho toàn bộ khoảng 3,2 km2 diện tích đất, hơn 1.300 hộ dân phường Cửa Đại và khu vực lân cận (Ảnh: V.Q)

Theo kế hoạch, dự án bố trí 180,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 79,4 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh 101,5 tỷ đồng. Dự án hiện đã giải ngân 11,248 tỷ đồng vốn đối ứng ngân sách tỉnh.

Kế hoạch vốn còn lại chưa giải ngân là kế hoạch vốn năm 2024, dự kiến triển khai các bước tiếp theo để giải ngân số vốn còn lại trong năm nay. Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp vướng mắc.

Theo UBND tỉnh, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 hiện vẫn chưa được Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định số 63 năm 2014 của Chính phủ (đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1).

Do đó, một số nội dung của Luật Đấu thầu số 22 giao cho Chính phủ quy định cụ thể vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện, bao gồm: Hình thức lựa chọn nhà thầu, Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án, nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Vì vậy, việc triển khai các bước tiếp theo của dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An đang chậm so với kế hoạch đề ra.

Tiến độ dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng tại TP Hội An
Dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng được đầu tư nhằm xây dựng giải pháp công trình tổng thể nhằm chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An (Ảnh: V.Q)

Dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An được đầu tư nhằm xây dựng giải pháp tổng thể chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở và phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực dự án.

Dự án hoàn thành sẽ bảo vệ đất đai, nhà cửa, tài sản và tính mạng của người dân, cũng như các cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng cho toàn bộ khoảng 3,2km2 với hơn 1.300 hộ dân tại phường Cửa Đại và khu vực lân cận, nhất là khu vực ven biển.

Cùng với đó, tạo điều kiện ổn định dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là ngành du lịch, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển của TP Hội An.

Về quy mô đầu tư, dự án sẽ xây dựng các hợp phần: Thi công các tuyến đê ngầm, đổ cát tạo bãi, các công trình phụ trợ... với thời gian thực hiện từ năm 2014 đến 2026.

Trong đó, xây dựng tuyến đê ngầm giảm sóng có tổng chiều dài khoảng 2.090m; xây dựng mỏ hàn có tổng chiều dài khoảng 1.490m với kết cấu đá, bê tông khối và ống cát geotube.

Đồng thời, thực hiện việc đổ cát tạo bãi rộng 40m cùng bãi tắm rộng 60m ra ngoài biển; thực hiện việc đổ cát nuôi bãi ở cuối dự án phía Bắc theo khuyến cáo của AFD.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An có tổng mức đầu tư 42 triệu Euro, tương đương 982,239 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay AFD 35 triệu Euro (tương đương 807,745 tỷ đồng); vốn viện trợ không hoàn lại 2 triệu Euro (tương đương 46,585 tỷ đồng); vốn đối ứng ngân sách địa phương 5 triệu Euro (tương đương 127,909 tỷ đồng).

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng Môi trường

Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.
ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế tặng bà con tỉnh Yên Bái Môi trường

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế tặng bà con tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.
Từ đêm 12/4, Bắc Bộ trời chuyển lạnh Môi trường

Từ đêm 12/4, Bắc Bộ trời chuyển lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 11/4, trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.
TP Hồ Chí Minh: Giải pháp tiết kiệm điện, chuyển đổi xanh mùa nóng Môi trường

TP Hồ Chí Minh: Giải pháp tiết kiệm điện, chuyển đổi xanh mùa nóng

TTTĐ - Sáng 10/4, Báo Người Lao động tổ chức Tọa đàm: "Năng lượng sạch và giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, doanh nghiệp" với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông, cùng nhau tìm giải pháp tiết kiệm điện, chuyển đổi xanh.
Cơ sở giết mổ gia súc nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm Môi trường

Cơ sở giết mổ gia súc nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm

TTTĐ - Một cơ sở giết mổ gia súc hoạt động trong khu dân cư đã có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân bức xúc khiếu nại lên cơ quan chức năng.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa hửng nắng Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa hửng nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, khu vực Đông Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều mây giảm, trời hửng nắng; khu vực Tây Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.
Đắk Lắk quyết liệt thu hồi gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm Môi trường

Đắk Lắk quyết liệt thu hồi gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm

TTTĐ - Là tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất Tây Nguyên, Đắk Lắk đang quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm thu hồi gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm trong nhiều năm qua, hướng tới phục hồi diện tích rừng và phát triển bền vững.
Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi Môi trường

Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng.
Bài 5: Đã đến lúc cần “bàn tay thép” Môi trường

Bài 5: Đã đến lúc cần “bàn tay thép”

TTTĐ - Để giải quyết các vấn đề cấp bách, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường, trong đó tăng cường giám sát ngăn chặn tình trạng đốt rác thải bừa bãi; Hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 4 quận nội thành. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, theo các chuyên gia môi trường, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn và phối hợp xử lý nghiêm tình trạng vi phạm…
Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp Môi trường

Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp

TTTĐ - Thời gian qua, hưởng ứng phong trào, cuộc vận động về bảo vệ môi trường do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội phát động, các phường, xã, cán bộ cơ sở, người dân đã có nhiều hoạt động thiết thực, trở thành những “sứ giả” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, để Thủ đô Hà Nội thực sự là một nơi đáng sống.
Xem thêm