Tag

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn

Nông thôn mới 16/06/2023 16:29
aa
TTTĐ - Sầu riêng Đồng Nai hiện đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu. Dự kiến năm 2023, tỉnh sẽ xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng từ 11 vùng trồng với tổng diện tích 820ha.
Sầu riêng Ri6 hảo hạng Việt Nam “cháy hàng” tại Australia Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái Biện pháp hạn chế rụng hoa - rụng trái sầu riêng Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Xuất 360 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Sáng 16/6, tại Đồng Nai đã có buổi lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trước đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu.

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn
Lễ công bố xuất 360 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc

Theo đó, trong đợt xuất khẩu này có 6 doanh nghiệp xuất nhập khẩu sầu riêng với số lượng 20 container với 360 tấn sầu riêng gồm giống Dona, Ri6 được thu hoạch từ 6 vùng trồng và 6 cơ sở đóng gói gồm Công ty TNHH XNK Trái cây Hòa Hạnh, Công ty TNHH XNK Thanh Trung, Công ty TNHH MTV Trái cây Thủy, Công ty Cổ phần Tập đoàn XNK trái cây Chánh Thu, Công ty TNHH XNK Tân Hoàng Linh, Công ty TNHH TMSX Thuận Hương.

Nông sản trên đã được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (vận chuyển bằng đường bộ; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại trái cây Chiết Giang, Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Quảng Tây, Công ty TNHH Mậu Dịch Quốc tế Vạn Thành Hỷ).

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu. Theo đó, phía nước này yêu cầu các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng kiểm dịch thực vật, nhất là ruồi đục quả Bactrocera correcta và các loài rệp sáp; Đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; Thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì để đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác…

Tại tỉnh Đồng Nai, sầu riêng là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh, với diện tích trên 11.345ha, đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và đứng thứ tư cả nước về diện tích sau Đắk Lắk (22.458ha), Lâm Đồng (17.719ha), Tiền Giang (17.656ha).

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn
Thứ trưởng Bộ NN &PTNT Hoàng Trung và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tham quan các gian hàng sầu riêng tại buổi lễ

Vùng trồng sầu riêng ở tỉnh Đồng Nai tập trung các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và thành phố Long Khánh. Các giống sầu riêng trồng chủ yếu là Ri6 (chiếm 45% diện tích), DONA (chiếm 50% diện tích). Diện tích thu hoạch 6.574ha và sản lượng năm 2023 khoảng 69 ngàn tấn.

Dự kiến xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng năm 2023

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng cho biết, sầu riêng Đồng Nai đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở đóng gói và 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích trên 820ha, sản lượng khoảng 20.000 tấn được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, hiện có 61 vùng trồng sầu riêng với diện tích gần 2.000ha và 4 cơ sở đóng gói sầu riêng đã hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số.

“Đây là cơ sở, tiền đề đảm bảo việc xuất khẩu sầu riêng chính thức, ổn định bền vững; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích cho người nông dân. Do đó, Đồng Nai đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để phát triển nền nông nghiệp tỉnh, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển và quản lý tốt các vùng trồng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết.

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn
Dự kiến năm 2023, tỉnh Đồng Nai sẽ xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng từ 11 vùng trồng với tổng diện tích 820ha

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 140 vùng trồng với diện tích gần là 27.000ha (chuối, xoài, mít, thanh long, chôm chôm, chanh) xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc và Mỹ, EU, Úc và New Zealand. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc có 103 vùng trồng, gồm: 11 vùng trồng sầu riêng, diện tích 820ha, 18 vùng trồng xoài với diện tích hơn 9 ngàn ha; 22 vùng trồng chôm chôm, diện tích hơn 6,9 ngàn ha; 30 vùng trồng chuối, diện tích 5,6 ngàn ha; 13 vùng trồng mít với diện tích 2,2 ngàn ha và 9 vùng trồng thanh long diện tích 728ha.

Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu của tỉnh Đồng Nai là phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, chuyển đổi số và tăng năng suất lao động; Phát triển hài hòa giữa kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, tập trung vào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Tôn vinh trái cây và sản phẩm OCOP Đồng Nai năm 2023

Được biết, lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng là một trong những hoạt động của chương trình lễ hội trái cây Long Khánh năm 2023, vừa được khai mạc vào tối 15/6 và diễn ra trong 9 ngày, từ 15-23/6/2023) tại Công viên Bia Chiến thắng Long Khánh, phường Xuân An, TP Long Khánh.

Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm trái cây Long Khánh đến du khách trong và ngoài tỉnh; Tạo điều kiện kết nối điểm đến du lịch sinh thái vườn đến với du khách và các đơn vị lữ hành, để tạo điều kiện kết nối tour, tuyến du lịch trong thời gian tới.

Tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động: Tuần lễ tôn vinh trái cây và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai năm 2023 với khoảng 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm trái cây, nông sản tiêu biểu của địa phương; Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc; Liên hoan ẩm thực “Hương sắc Long Khánh”…

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm