Tag
Tỉnh Phú Thọ

Đồng bào Mường thoát nghèo nhờ mô hình hợp tác xã

Nông thôn mới 30/11/2023 14:00
aa
TTTĐ - Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất các sản phẩm hữu cơ, nhiều hợp tác xã thu hút các đồng bào Mường của tỉnh Phú Thọ tham gia vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
Để doanh nghiệp, hợp tác xã "mặn mà" khi đầu tư vào nông nghiệp Xây dựng chuỗi liên kết, củng cố, kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp Nâng cao hiệu quả hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết chuỗi Phát triển hợp tác xã nông nghiệp bền vững gắn với tăng trưởng xanh

Ứng dụng công nghệ trồng trọt sản phẩm hữu cơ

Long Cốc là một trong những xã miền núi thuộc diện xã 30A của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có trên 93,3% là người dân tộc Mường. Nguồn thu nhập chính của người dân là các sản phẩm nông nghiệp, trong đó cây chè được xác định là cây chủ lực.

Trước đây, sản phẩm chè của các hộ gia đình ở Long Cốc chủ yếu là chè búp tươi bán cho các thương lái, vì vậy giá chè búp bán không được giá cao, người dân thu nhập thấp, đời sống khó khăn, túng thiếu, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Bà Phạm Thị Hạnh giám đốc Hợp tác xã sản xuất chè an toàn Long Cốc
Bà Phạm Thị Hạnh giám đốc Hợp tác xã sản xuất chè an toàn Long Cốc

Do đó, năm 2018, Hợp tác xã Sản xuất chè an toàn Long Cốc được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác và kết nạp thêm 10 thành viên, nâng tổng số hội viên lên 13, liên kết với 20 hộ sản xuất chè nguyên liệu.

Nhờ vào mô hình hoạt động của hợp tác xã đã kết nối người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho người trồng chè, đồng thời góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Bà Phạm Thị Hạnh, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất chè an toàn Long Cốc cho đầu tư đồng bộ hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ quy trình sản xuất và chế biến chè, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình này để tạo ra sản phẩm chè sạch.

Ngoài việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, chuyển giao các công nghệ mới, hợp tác xã còn hỗ trợ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm… Đặc biệt, để có được sản phẩm chè sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hợp tác xã luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, an toàn sinh thái.

Bà Phạm Thị Hạnh cho biết, song song với sản xuất, phát triển kinh tế, hợp tác xã còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên có 10 lao động. Mức thu nhập bình quân mỗi lao động từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, hợp tác xã tạo thu nhập cho các hộ liên kết (trên 20 hộ dân tộc Mường), thông qua việc thu mua nguyên liệu chè búp tươi với giá cao gấp đôi thậm chí gấp ba so với giá thị trường; gián tiếp tạo việc làm và thu nhập cho những người bán hàng, đại lý, quảng cáo, lưu thông, tiếp thị sản phẩm…

Phát triển các sản phẩm hữu cơ OCOP chất lượng cao

Xã miền núi Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ với trên 85% dân số là đồng bào dân tộc Mường, sinh sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

Thương hiệu sản phẩm gạo nếp gà gáy đã gắn bó lâu đời với người dân nơi đây. Năm 2010, sản phẩm lúa nếp gà gáy Mỹ Lung đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể và được công nhận đạt hạng OCOP 4 sao năm 2022.

Cánh đồng lúa nếp gà gáy ở Mỹ Lung
Cánh đồng lúa nếp gà gáy ở Mỹ Lung

Để bảo tồn giống lúa đặc biệt của dân tộc Mường, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc hữu cơ, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, bảo quản đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.

Lúa nếp gà gáy theo hướng hữu cơ được Hợp tác xã sản xuất gạo nếp gà gáy và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Mỹ Lung triển khai trên tổng diện tích 24ha với 125 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 1,8 tỷ đồng, trong đó, kinh phí hỗ trợ sau đầu tư từ Chương trình Mặt trận Tổ quốc là 468 triệu đồng.

Đánh giá hiệu quả sau một thời gian thực hiện cho thấy, mô hình sản xuất lúa nếp gà gáy Mỹ Lung theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao. Lợi nhuận thu được từ mô hình dự kiến đạt khoảng 722 triệu đồng.

Vào tháng 4/2022, Công ty CP đầu tư và dịch vụ Bảo Quang Minh (địa chỉ ở xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng) và HTX sản xuất gạo nếp gà gáy Mỹ Lung đã tiến hành ký kết thoả thuận phối hợp xây dựng mô hình trồng lúa nếp gà gáy hữu cơ theo quy trình công nghệ Thái Lan.

Sau khi ký kết, công ty cùng hợp tác xã đã triển khai và lựa chọn 12 hộ có diện tích trồng lúa nếp gà gáy đủ tiêu chuẩn để tham gia xây dựng mô hình trên tổng diện tích 6.500m2 theo quy trình công nghệ Thái Lan.

Về cơ chế phối hợp, công ty hỗ trợ toàn bộ vật tư, phân bón, chế phẩm vi sinh và hướng dẫn quy trình kỹ thuật; các hộ thành viên tham gia đầu tư giống và nhân công. Quy trình chăm sóc theo hướng dẫn của chuyên gia Thái Lan và các cơ quan chuyên môn.

Các mô hình hợp tác xã sản xuất theo hướng hữu cơ tại tỉnh Phú Thọ ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao còn góp phần thay đổi tập quán sản xuất, canh tác lạc hậu của đồng bào dân tộc Mường vùng cao; hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định giúp bà con phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Đọc thêm

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm