Tag

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập

Muôn mặt cuộc sống 01/09/2024 09:11
aa
TTTĐ - Nhằm chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc, những năm qua, thành phố Hà Nội tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ đó, khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn thành phố được rút ngắn.
Đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Phát huy vai trò “cầu nối”, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Lan tỏa nét đẹp văn hóa, lịch sử Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới tại vùng dân tộc thiểu số Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Diện mạo vùng dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 107.847 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,3% dân số toàn thành phố. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người dân tộc Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Tong đó, dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%; còn lại là các dân tộc thiểu số khác.

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ với trên 55.000 người chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Dao, chiếm 51% người dân tộc thiểu số trong toàn thành phố.

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV huyện Thạch Thất

Từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ III năm 2019 đến nay, thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu và Quyết tâm thư của Đại hội, thành phố tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, đa sắc, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Các dân tộc chung sống hòa thuận, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng chung tay xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, hiện đại.

Do đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%. Thu nhập bình quân đầu người tăng đạt khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh, đến nay tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số là 0,38%, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 0,2%.

Gần 80% trường học vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn quốc gia; 100% xã dân tộc, miền núi đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% số hộ được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh. 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa...

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân trao Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội tặng 4 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác dân tộc, miền núi của huyện Mỹ Đức

Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tiến bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đặc biệt, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở vùng dân tộc, miền núi nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố nói chung ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và thành phố, đoàn kết, phấn đấu chung tay cùng toàn thể Nhân dân xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Sẵn sàng cho Đại hội lần thứ IV năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của thành phố, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức thành công đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện.

Theo đó, trong tháng 6/2024, các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức đã tổ chức thành công đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tính chất đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện rõ tình cảm, niềm tin của các dân tộc với Đảng, Bác Hồ.

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024

Thông tin về những kết quả nổi bật của đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện vừa qua, đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 cho biết: Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc để Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện đạt kết quả tốt, tiến tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Thông tư số 08-TT/TU ngày 14/3/2024 về việc lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024. Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định số 1579/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố.

Ban Chỉ đạo Đại hội thành phố đã có văn bản hướng dẫn chi tiết mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, thành phần, nội dung Đại hội, các bước chuẩn bị… làm cơ sở để cấp huyện triển khai một cách đồng bộ. Đồng thời, các huyện thành lập đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội, qua đó định hướng báo cáo chính trị, yêu cầu đánh giá một cách thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được mong mỏi của đồng bào dân tộc thiểu số, lựa chọn nội dung cốt lõi để đại hội tập trung thảo luận; giải đáp một số vướng mắc của địa phương.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện đã đi vào những vấn đề cụ thể, thiết thực của công tác giảm nghèo. Các mô hình tốt về kinh tế, văn hóa, xã hội do chính đồng bào và các địa phương thực hiện được trình bày tại đại hội nên các đại biểu dự thấy gần gũi, có thể học tập và làm theo.

Qua đại hội, lòng tự tôn của từng dân tộc, từng hộ gia đình được khơi dậy, tạo bước chuyển biến mới. Sự phấn đấu giảm nghèo bằng năng lực nội sinh của người dân tộc thiểu số tăng lên. Những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã được khen thưởng, động viên kịp thời.

Thông qua đại hội, nhận thức của hệ thống chính trị đối với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được nâng lên. Sự đồng thuận cao, quan tâm chăm lo đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng sự phát triển ở vùng dân tộc, miền núi của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo quyết liệt trong bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là những minh chứng thuyết phục.

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến thời gian tổ chức trong 2 ngày vào cuối tháng 10/2024

“Việc tổ chức thành công đại hội của các huyện sẽ giúp cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức đại hội cấp thành phố có nhiều kinh nghiệm để tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 thành công”, đồng chí Nguyễn Nguyên Quân nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, thời gian tổ chức đại hội trong 2 ngày, dự kiến vào cuối tháng 10/2024 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô. Về đại biểu chính thức, đại biểu khách mời và cơ cấu đại biểu được thực hiện theo Hướng dẫn số 1302/UBDT-DTTS ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc.

Hiện nay các công việc chuẩn bị cho tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 bảo đảm tiến độ, bám sát Thông tri số 16-TT/TU ngày 14/3/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024.

Đọc thêm

"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” Muôn mặt cuộc sống

"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ”

TTTĐ - Tính đến 18h ngày 16/9, Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” đã tiếp nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm. Dưới đây là danh sách ủng hộ:
Những em nhỏ thôn Kho Vàng xuống núi Muôn mặt cuộc sống

Những em nhỏ thôn Kho Vàng xuống núi

TTTĐ - May mắn vì thoát nạn bởi sạt lở nghiêm trọng ngày 9/9 do ảnh hưởng của bão số 3 nhưng những em nhỏ ở thôn Kho Vàng vẫn còn bị ám ảnh, sợ hãi khi nhớ lại buổi sáng cả làng nháo nhác chạy lên núi tránh lũ.
Co-opBank trao tặng 1.300 suất quà cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật Muôn mặt cuộc sống

Co-opBank trao tặng 1.300 suất quà cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật

TTTĐ - Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) trao tặng 1.300 suất quà, trị giá 1,3 tỷ đồng tới các trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn

TTTĐ - Dịp Tết Trung thu năm 2024, các cấp Công đoàn TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho các cháu thiếu nhi là con đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

TTTĐ - Khách hàng tại những khu vực chịu tác động của bão Yagi có thể cập nhật thông tin các kênh liên hệ Prudential để được hỗ trợ khẩn cấp.
Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm, tặng quà người dân vùng lụt Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm, tặng quà người dân vùng lụt

TTTĐ - Bí thư Huyện ủy Mê Linh (Hà Nội) Nguyễn Thanh Liêm kiểm tra tình hình ngập lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng tại TDP số 11, thị trấn Quang Minh và thôn Ngự Tiền, xã Thanh Lâm.
KITA Group chung tay chia sẻ với đồng bào vùng lũ tỉnh Lào Cai Xã hội

KITA Group chung tay chia sẻ với đồng bào vùng lũ tỉnh Lào Cai

TTTĐ - Trước tình hình mưa bão, lũ quét gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền núi phía Bắc, Công ty Cổ phần Tập đoàn KITA Group (KITA Group) đã phát động chiến dịch quyên góp trong toàn thể cán bộ nhân viên Tập đoàn và tổ chức chuyến đi cứu trợ tại tỉnh Lào Cai vào ngày 13/9 vừa qua, với tâm niệm thực hiện nhanh nhất công tác hỗ trợ người dân vùng lũ.
Hà Nội xây dựng "Tổ dân phố, thôn không ma túy” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội xây dựng "Tổ dân phố, thôn không ma túy”

TTTĐ - Hà Nội sẽ tạo cơ chế và hỗ trợ nguồn lực nhằm duy trì vững chắc và tăng dần số tổ dân phố, thôn, xã, phường, thị trấn "không ma túy", tiến tới xây dựng "quận, huyện, thị xã không ma túy".
Xem thêm