Tag

Đổi thay trong đời sống của người Mường tại Quốc Oai

Nông thôn mới 20/10/2022 09:41
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, bà con dân tộc Mường tại huyện Quốc Oai càng thêm vui sướng khi trở thành công dân của Thủ đô và đời sống kinh tế, văn hóa được cải thiện rõ rệt.
OCOP nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của huyện Quốc Oai Gà đồi Đông Yên - sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Quốc Oai

Bừng sáng một vùng quê

Những ngày cuối năm 2022, tỉnh lộ 446 từ cầu Vai Réo qua xã Đông Xuân (Quốc Oai, Hà Nội) rực rỡ sắc màu của cờ Đảng, cờ Tổ Quốc như hân hoan đón chào mùa xuân đến. Với dân số chỉ vỏn vẹn hơn 5.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, xã Đông Xuân vốn thuộc về huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Mãi đến năm 2008, vùng đất này mới sáp nhập thành một phần của thành phố Hà Nội và những người dân nơi đây trở thành công dân Thủ Đô.

Lễ hội của đồng báo Mường tại Quốc Oai
Lễ hội của đồng báo Mường tại Quốc Oai

Sự thay đổi đó mang lại những khởi sắc to lớn cho người dân. Hệ thống cơ sở vật chất được thành phố đầu tư đồng bộ, kéo theo các giá trị văn hóa, đời sống mỗi lúc một nâng cao. Tại Đông Xuân, sau hơn 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40% xuống chỉ còn hơn 2%. Từ địa phương dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, nay trong cơ cấu kinh tế xã, ngành này chỉ còn chiếm 50%. Nhà nhà có điện, có xe máy, ti vi. Trẻ em có thêm những lớp học có mái xi măng, có đèn, có quạt.

Mặt khác, hàng năm, UBND huyện Quốc Oai tổ chức nhiều hội thi, sự kiện văn hóa như: Hội thi nét đẹp bản Mường, hội thi thể thao dân tộc thiểu số; ngày hội văn hóa thể thao dân tộc thiểu số; biểu diễn cồng chiêng, dân ca… thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Ông Bùi Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân phải thốt lên rằng: “Cuộc sống của người dân Đông Xuân chưa bao giờ tốt đẹp như lúc này!”.

Bảo tồn nét đẹp văn hóa Mường

Không chỉ chuyển biến về mặt vật chất, các giá trị tinh thần - văn hóa của đồng bào người Mường tại Quốc Oai cũng được bảo tồn, phát triển. Sau khi đưa đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) vào thực tiễn, đời sống tinh thần của đồng bào trên địa bàn huyện đã chuyển biến đáng kể.

Đổi thay trong đời sống của người Mường tại Quốc Oai

Qua triển khai đề án, huyện đã mở được 6 lớp tập huấn truyền dạy cồng chiêng trong đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút trên 300 lượt học viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau tham gia. Hai xã Đông Xuân và Phú Mãn thành lập được các câu lạc bộ cồng chiêng và dân ca.

Đặc biệt, thôn Lập Thành, thôn Cửa Khâu (xã Đông Xuân) và thôn Đồng Vỡ (xã Phú Mãn) thành lập được Câu lạc bộ cồng chiêng trẻ với các thành viên trong độ tuổi học sinh phổ thông.

Được biết, nhằm tạo điều kiện cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Quốc Oai cũng trang bị 18 bộ cồng chiêng cho hai xã (mỗi thôn 1 bộ), trang bị trang phục truyền thống cho hai đội cồng chiêng, dân ca nòng cốt của hai xã. Đồng thời, địa phương này cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện để người dân tộc Mường giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa đến đông đảo công chúng.

Ông Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân)
Ông Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân, bên phải) nói về những đổi thay trong đời sống người dân địa phương

Ông Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân) hồ hởi cho hay: "Hằng năm, Ủy ban Nhân dân huyện Quốc Oai tổ chức nhiều hội thi, sự kiện văn hóa như: Hội thi nét đẹp bản Mường, hội thi thể thao dân tộc thiểu số; Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc thiểu số; Biểu diễn cồng chiêng, dân ca… thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc".

Cùng với đó, chính quyền các xã có đồng bào dân tộc cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống như: Tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hằng năm; Hội Xuân với nhiều trò chơi dân gian như ném còn, bắn nỏ…; Lồng ghép hoạt động văn hóa dân gian trong các ngày hội, đại hội thể dục thể thao.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Xem thêm