Tag

Đổi rác nhựa lấy gạo, cây xanh: Cách làm hiệu quả, thiết thực để bảo vệ môi trường

Môi trường 13/10/2020 09:00
aa
TTTĐ - Từ đầu tháng 9/2020, Quận đoàn và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) đã phối hợp triển khai chương trình "Đổi rác thải nhựa lấy gạo" diễn ra trên địa bàn 10 phường trong quận.
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng trao 200 triệu đồng cho bà con vùng lũ Quảng Bình Thường trực Thành ủy đối thoại với người dân vùng ảnh hưởng môi trường từ Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn Sáng kiến bảo vệ môi trường của cán bộ Hội nhiệt huyết Quảng Ngãi: Khẩn trương vệ sinh môi trường và xử lý chất thải sau bão số 9
Các tình nguyện viên tiến hành cân gạo cho người dân mang rác nhựa đến đổi
Các tình nguyện viên tiến hành cân gạo cho người dân mang rác nhựa đến đổi

Người dân chỉ cần mang 1kg rác thải nhựa hoặc rác tái chế các loại sẽ được đổi lấy 1 kg gạo. Sau 2 tuần thực hiện, hơn 1 tấn gạo đã được đổi cho người dân thu về khối lượng tương đương rác thải nhựa đem đi tái chế, góp phần bảo vệ môi trường Thành phố.

Bà Phạm Thị Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, chương trình được tổ chức với mục tiêu đồng hành cùng người dân Thành phố vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19 và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng rác thải nhựa, tạo thói quen phân loại rác tại nguồn cho người dân.

Hoạt động diễn ra mỗi tuần một lần kéo dài đến hết tháng 12/2020, tập trung thu nhận các loại rác thải nhựa khô, không tích trữ nước cùng một số loại rác thải tái chế được như giấy và bìa carton.

Mỗi người dân được quy đổi tối đa 10kg rác lấy 10kg gạo. Mỗi phường chủ động chọn thời gian và địa điểm để nhận rác thải và phát gạo cho người dân. Các loại rác sau khi gom lại sẽ được chuyển tới các địa điểm tái chế vào cuối ngày.

Theo bà Phạm Thị Ngọc Minh, nguồn lực và kinh phí thực hiện chương trình hoàn toàn đến từ các nguồn vận động tài trợ của tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đến thời điểm hiện tại, trên 4 tấn gạo đã vận động được để đưa về các phường đổi cho người dân.

Ngoài ra, các phường còn tổ chức vận động thêm nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác. Phường Bến Thành, phường Nguyễn Thái Bình tặng thêm dầu ăn, muối iốt cùng với gạo. Phường Phạm Ngũ Lão tặng gạo và các chậu cây xanh nhằm góp phần tăng cường mảng xanh trên địa bàn.

Đặc biệt, dù là chương trình chỉ hoạt động trên địa bàn quận 1 nhưng người dân các quận khác nếu có rác thải nhựa đều có thể mang đến để đổi gạo, quà vì mục tiêu chung góp phần bảo vệ môi trường, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên toàn Thành phố.

Bà Nguyễn Thị Cẩm, trú tại phường Phạm Ngũ Lão (quận 1), chia sẻ kể từ khi chương trình bắt đầu, mỗi tuần, bà cùng nhiều phụ nữ trong khu phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đều đến túc trực tại điểm thực hiện để hỗ trợ các đoàn viên, thanh niên tình nguyện thu gom rác thải và đổi gạo cho người dân.

Điều khiến bà vui nhất là chương trình không chỉ góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường mà còn hỗ trợ người dân nghèo phần nào vượt qua khó khăn vì đại dịch, như những người làm nghề nhặt ve chai bình thường chỉ bán được khoảng 3.000-4.000 đồng cho 1kg nhựa, nay họ đổi được 1kg gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác, phần nào đỡ đần kinh tế gia đình.

Tham gia chương trình, bà Cẩm còn được chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần đùm bọc, san sẻ lẫn nhau của người dân Việt Nam. Có người dân chỉ mang nhựa đến chứ không nhận gạo, nhường suất lại cho người khó khăn hơn; có người dân ở quận khác không ngại đường xa mang hàng chục cân rác nhựa đến để đổi gạo rồi tặng lại cho chương trình để phát cho người nghèo.

"Rất nhiều lần tôi thấy những người bán vé số, người già neo đơn vui đến rơi nước mắt khi chỉ mang đến 1kg nhựa mà nhận về được 4-5kg gạo. Nhìn nụ cười của họ, mọi mệt mỏi của tôi và các anh chị em tình nguyện viên đều tan biến," bà Cẩm chia sẻ.

Chị Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh, nhà ở quận Thủ Đức nhưng làm việc ở quận 1 nên hai tuần qua, mỗi tuần chị đều cố gắng mang khoảng 4kg chai nhựa đến điểm đổi gạo ở phường Bến Thành. Số gạo quy đổi được, chị tặng lại cho bếp ăn từ thiện của phường để chế biến thêm nhiều suất cơm giúp đỡ người nghèo.

Người dân cũng có thể chọn đổi rác nhựa lấy cây xanh để trồng trong nhà
Người dân cũng có thể chọn đổi rác nhựa lấy cây xanh để trồng trong nhà

Chị Quỳnh cảm thấy chương trình này rất ý nghĩa vì ngoài giúp đỡ được người dân khó khăn trong mùa dịch còn giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn. Qua đó nâng cao tinh thần tự giác, tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Thành phố cùng với chính quyền.

Anh Phạm Minh Khang, giáo viên Trường Trung học Phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, rất tích cực thu gom các loại rác nhựa trong gia đình mang đến điểm quy đổi ở phường Phạm Ngũ Lão. Tuy nhiên thay vì nhận gạo, anh lại yêu cầu được nhận cây xanh để mang về trồng trong nhà. Theo anh Khang, việc mở rộng mảng xanh tại khu vực mình sinh sống cũng quan trọng không kém việc phân loại rác tại nguồn để tạo ra một bầu không khí sạch và trong lành cho thành phố.

Chương trình này nhận được sự ủng hộ của đoàn viên, thanh niên và người dân. Rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ đã tích cực tham gia hoạt động đổi rác lấy quà. Thay vì vứt đi những vật dụng cũ, nhiều người đã gom lại để đổi quà, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức tự giác bảo vệ môi trường (BVMT) bằng những hành động cụ thể, thiết thực, hướng tới giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, tạo thói quen phân loại rác thải tại nguồn, đồng thời khuyến khích phong trào tái chế rác thải thành những đồ dùng có ích trong đời sống.

Sau hơn 1 tháng triển khai, mô hình đổi rác nhựa lấy gạo đã vận động được hơn 1.000kg gạo từ các mạnh thường quân. Mỗi Đoàn phường được nhận từ 100 đến 200kg.

Bí thư quận Đoàn 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) Trần Đỗ Nam Long cho biết, Ban Tổ chức hy vọng thông qua chương trình nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho mỗi người dân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình; giảm rác thải, nhất là rác thải nhựa ra ngoài môi trường.

Anh Long nhìn nhận, tuy chỉ mới triển khai trong một thời gian ngắn nhưng nhiều người dân cho biết nhờ chương trình mà lần đầu tiên họ hiểu được sự quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn để thực hiện tái chế cho phù hợp. Đây là tín hiệu ban đầu rất tích cực để chính quyền thành phố xem xét mở rộng phạm vi chương trình đến những quận, huyện khác trong thời gian tới.

Có thể khẳng định, chương trình rất thiết thực, ý nghĩa, góp phần lan tỏa lối sống xanh, thu hút nhiều người cùng chung tay, góp sức BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc làm này càng có giá trị khi hiện nay tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc, việc phân loại rác thải tại nguồn chưa được nhiều người tự giác thực hiện và phương tiện kỹ thuật thu gom, xử lý rác thải của nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu, gây ô nhiễm nghiêm trọng...

Để Chương trình lan tỏa rộng khắp, chắc chắn rất cần sự quan tâm, phát động phong trào của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội. Đồng thời với tổ chức phát động là tăng cường vận động kinh phí, cùng với tiền bán vật liệu tái chế để duy trì, phát triển chương trình với những hình thức mới, như: Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong BVMT; tổ chức thi viết, vẽ tuyên truyền và thi sáng kiến về BVMT; trao tặng trang thiết bị phục vụ giữ gìn vệ sinh môi trường cho các địa phương, trường học...

Đây là việc làm nhỏ và không khó thực hiện nhưng mang ý nghĩa thiết thực và hiệu quả lớn. Mong rằng sáng kiến này sẽ được nhân rộng không chỉ trong tổ chức đoàn, hoặc một vài địa phương, bởi BVMT là việc cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay, trách nhiệm của toàn xã hội, tất cả mọi người.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm