Tag

Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Kinh tế 24/11/2021 20:06
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đổi mới công tác quản lý, hướng tới kinh tế biển xanh bền vững Khu kinh tế Vân Phong phải trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển Hải Phòng cần phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao và du lịch Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ, tình hình quốc tế, khu vực và kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến động khó lường. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động của các ngành kinh tế biển, các địa phương có biển. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, tồn tại một số nguyên nhân chủ quan khiến quá trình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW còn chậm như hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ; cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển chưa được hoàn thiện, vận hành và phát huy hiệu quả; nguồn lực (con người, tài chính và khoa học - công nghệ) để hiện thực hóa các chủ trương, giải pháp và khâu đột phá nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW còn hạn chế; chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê các ngành kinh tế biển làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành.

Tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển

Bối cảnh nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cần nỗ lực cao, đổi mới sáng tạo, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt điểm, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao.

Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các đơn vị cần lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng.

Các đơn vị rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển.

Các địa phương có biển vừa phát huy tinh thần “tự lực, tự cường” (nội lực), vừa tận dụng “ngoại lực” cho phát triển; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư trong các ngành/lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là 6 ngành kinh tế biển xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, đây là những ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện các nội dung, tăng cường triển khai đồng bộ các khâu đột phá, giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW; đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (tập trung vào 42 đề án, dự án, nhiệm vụ đến năm 2025); đồng thời, rà soát các Chương trình, Kế hoạch hành động đã ban hành đảm bảo phù hợp với tình hình mới và bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Một số nhóm nhiệm vụ các ban, bộ, ngành và địa phương cần tập trung triển khai nhằm cụ thể hóa 3 khâu đột phá xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW (thể chế; khoa học - công nghệ và nhân lực; kết cấu hạ tầng), tạo chuyển biến, động lực thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Cụ thể, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tăng cường vai trò trong việc chỉ đạo thống nhất, liên ngành các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP nhằm khắc phục những hạn chế của quản lý đơn ngành như hiện nay; chỉ đạo ban hành quy định về cơ chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi ngành; chỉ đạo ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá việc thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển làm cơ sở giám sát, đánh giá tình hình thực hiện 2 Nghị quyết; chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đảm bảo chất lượng và đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; xây dựng, cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu và thống nhất quản lý sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; tập trung xây dựng, phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển; nghiên cứu việc thể chế hóa công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Bộ nghiên cứu xây dựng và đưa vào hoạt động Quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và các đối tác quốc tế; nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ một số chính sách ưu đãi về phát triển bền vững kinh tế biển…

Đối với các địa phương có biển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương (nếu chưa có); tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo cho Sở Tài nguyên và Môi trường; xây dựng và thực hiện tốt các chương trình/kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương.

Các địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch của địa phương đảm bảo các quy hoạch được tích hợp quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, trong đó trọng tâm là phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường liên kết vùng; tập trung, ưu tiên và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có các nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nhằm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP; trước mắt tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật kết nối, nâng cao hạ tầng xã hội nhằm tạo nền tảng phát triển kinh tế biển; kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

Đọc thêm

“Sale siêu rẻ”, trải nghiệm “mượt mà”, mua sắm “cực đã” cùng Lazada Sản phẩm - Dịch vụ

“Sale siêu rẻ”, trải nghiệm “mượt mà”, mua sắm “cực đã” cùng Lazada

TTTĐ - Tiếp nối sự kiện công bố Báo cáo đầu tiên về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Thương mại Điện tử tại Đông Nam Á” cùng bộ tính năng GenAI mới, Lazada Việt Nam chính thức khởi động Lễ hội Mua sắm 11.11 “Sale Siêu Rẻ”.
Đạt điểm số cao trong bộ chỉ số cổng dịch vụ công quốc gia Thị trường - Tài chính

Đạt điểm số cao trong bộ chỉ số cổng dịch vụ công quốc gia

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công khai một số chỉ số thành phần năm 2024 của tỉnh và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong Bộ Chỉ số trên Cổng Dịch vụ công quốc gia với tổng số điểm đạt 81,8 điểm, xếp hạng 21/63 tỉnh, thành trong cả nước.
PGBank triển khai ưu đãi đặc quyền cho khách hàng mùa lễ hội Thị trường - Tài chính

PGBank triển khai ưu đãi đặc quyền cho khách hàng mùa lễ hội

TTTĐ - Dịp cuối năm, PGBank kết hợp cùng thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp - The Five và Sân Golf Hoàng Gia mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn từ ngày 1/11 đến 31/12/2024.
SHB trên hành trình chuyển đổi, sáng tạo, lan tỏa "Tâm yêu thương" Doanh nghiệp

SHB trên hành trình chuyển đổi, sáng tạo, lan tỏa "Tâm yêu thương"

TTTĐ - Qua 31 năm phát triển đồng hành cùng đất nước, SHB đã khẳng định được vị thế của một trong 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Cùng với việc tập trung nguồn lực để triển khai chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện 2024 - 2028, SHB luôn tích cực lan tỏa "Tâm yêu thương" đến mọi miền Tổ quốc.
Thanh toán Garmin Pay qua Eximbank Mastercard: Bước đột phá lối sống năng động Thị trường - Tài chính

Thanh toán Garmin Pay qua Eximbank Mastercard: Bước đột phá lối sống năng động

TTTĐ - Ngày 24/10 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Garmin Pay chính thức được tích hợp trên tất cả các thẻ quốc tế Eximbank Mastercard. Đây là bước tiến vượt bậc, đưa Eximbank trở thành ngân hàng thứ 10 tại Việt Nam triển khai Garmin Pay và ngân hàng thứ 4 hợp tác với tổ chức thẻ Mastercard cho phương thức thanh toán không tiếp xúc này. Thông qua Garmin Pay, Eximbank không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi mà còn nhắm đến nhóm khách hàng năng động, yêu thích thể thao và công nghệ trong cuộc sống hiện đại.
Tăng cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước Lao động - Việc làm

Tăng cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước

TTTĐ - Hội chợ việc làm dành cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước năm 2024 thu hút 45 doanh nghiệp, đơn vị tham gia, tuyển sinh nhiều vị trí việc làm, đa dạng ngành nghề với mức lương hấp dẫn.
Hiệu quả từ những mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ Khởi nghiệp sáng tạo

Hiệu quả từ những mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ

TTTĐ - Nắm bắt xu hướng và tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều thanh niên ở Đà Nẵng đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mang lại nguồn thu nhập ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Đa dạng chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Thị trường - Tài chính

Đa dạng chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm và hưởng ứng chương trình khuyến mại tập trung, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá sản phẩm lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng…
Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt Thị trường - Tài chính

Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng...
Agribank sẵn sàng cung ứng vốn phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao Doanh nghiệp

Agribank sẵn sàng cung ứng vốn phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Agribank sẵn sàng cung ứng nhu cầu vốn tín dụng và dịch vụ tài chính nhằm triển khai thành công Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Xem thêm