Đổi mới toàn diện các hoạt động của Hội đồng Nhân dân
HĐND TP Hà Nội phê duyệt 28 dự án vốn đầu tư công Lan tỏa đổi mới của Quốc hội tới cơ quan dân cử địa phương Phương thức hoạt động mới của HĐND mang lại hiệu quả cao |
Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị |
Thể hiện vai trò quan trọng của cơ quan dân cử
Tại hội nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo tóm tắt tổng kết công tác HĐND năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024, nghe ý kiến phát biểu chào mừng của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, 18 ý kiến phát biểu tham luận sôi nổi đến từ đại hiện HĐND các tỉnh, thành phố, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND.
Ghi nhận các ý kiến phong phú, xác đáng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau một ngày làm việc, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, sau hội nghị HĐND các tỉnh, thành có thể học tập được nhiều kinh nghiệm. Các kiến nghị, đề xuất là gợi ý tốt cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tổ chức hữu quan cho công tác lãnh đạo chỉ đạo chung.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điểm lại những kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại hội nghị khẳng định năm 2023 có thời cơ thuận lợi thách thức đan xen, khó khăn thách thức nhiều hơn dự báo nhưng đất nước đạt nhiều kết quả quan trọng khá toàn diện, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trong thành tích chung đó có vai trò của Quốc hội và cơ quan dân cử ở địa phương. Nếu như năm 2022 đã có làn gió tươi mới trong hoạt động của HĐND các cấp thì đến năm 2023 càng khẳng định làn gió tươi mới có phạm vi rộng hơn, lan tỏa hơn, kết quả tốt hơn và đồng đều hơn.
Quang cảnh hội nghị |
Khối lượng công tác HĐND năm 2023 là rất lớn với số lượng lớn các kì họp được tổ chức, số lượng nghị quyết cũng ở mức kỉ lục cho thấy công tác lập pháp lập quy của HĐND cũng rất lớn.
Họat động của HĐND ngày càng hiệu quả, sát thực, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chung của địa phương. Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ và biểu dương các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hậu Giang, Khánh Hòa, Nam Định, Hưng Yên…
Chủ tịch Quốc hội nhận định, những địa phương có hoạt động HĐND tốt thì thu ngân sách và tăng trưởng khá, cho thấy vai trò quan trọng của cơ quan dân cử. Cùng với đó các tỉnh dân số đông như Thanh Hóa, Nghệ An đang vươn lên mạnh mẽ.
HĐND các tỉnh, thành đã bám sát quy định của pháp luật, thực hiện toàn diện các chức năng từ công tác lập pháp lập quy đến giám sát, chất vấn, quyết định các vấn đề quan trọng, lấy phiếu tín nhiệm và các công tác khác như chuyển đổi số, công nghệ thông tin, đối ngoại…
Trong lập pháp, lập quy, các địa phương tích cực triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội đặc biệt là các nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù. Công tác giám sát, chất vấn có nhiều đổi mới, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15. Trong đó, Hà Nội và Vĩnh Long đã ban hành Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp. Công tác giám sát tại hiện trường, tái giám sát được quan tâm. Lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành nghiêm túc.
Công tác tiếp công dân giải quyết kiến nghị cử tri được coi trọng và thực hện tốt hơn. Số lượng vấn đề nhiều hơn, tỉ lệ giải quyết tốt hơn. Các hoạt động đều nhằm kiến tạo phát triển, rất trách nhiệm và cộng đồng trách nhiệm có như vậy mới tháo gỡ khó khăn thể chể.
Cùng với đó, công tác thông tin truyền thông được chú trọng. Dẫn chứng một số chương trình hay của một số địa phương, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là kinh nghiệm tốt, là những mô hình có thể nghiên cứu học tập, chia sẻ lẫn nhau giữa các HĐND và Quốc hội cũng cần tham khảo để tăng cường thêm.
Tăng cường công tác dân nguyện tại địa phương
Với tinh thần chung là vượt khó để vươn lên, bày tỏ đồng tình với các kiến nghị, đề xuất tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND các tỉnh, thành tiếp tục bám sát và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, thường trực cấp ủy đối với tổ chức, hoạt động của HĐND nhiều hơn nữa.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cấp quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ, đại biểu HĐND các cấp; giới thiệu nhân sự để tiến tới Đại hội Đảng các cấp |
HĐND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng của cơ quan dân cử ở địa phương để hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2024. Trong đó, tập trung rà sát hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, tháo gỡ vướng mắc, khai thác tối đa nguồn lực. Căn cứ các luật, nghị quyết được ban hành để có kế hoạch triển khai sâu sát đối với dự án Luật nhất là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Căn cước, Luật Tài nguyên nước… và các nghị quyết về chính sách đặc thù, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với nhiều nhiệm vụ được giao cho chính quyền địa phương. Cùng với đó, các địa phương tiến hành tổng rà soát thủ tục hành chính; rà soát thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công của nhiệm kỳ sau; tăng tốc thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kì.
HĐND các tỉnh, thành phố cần đổi mới toàn diện các hoạt động của HĐND bao gồm đổi mới kì họp HĐND là quan trọng nhất; tiếp tục tăng cường chất lượng kì họp, trọng tâm kì họp HĐND cấp huyện, xã; quan tâm phát động phong trào thi đua, khen thưởng.
Nhấn mạnh chất lượng của đại biểu quyết định chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần quan tâm động viên khích lệ hoạt động các Ban, các Tổ đại biểu HĐND; tăng cường công tác dân nguyện tại địa phương, tăng cường tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đổi mới tiếp xúc cử tri.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cấp quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ, đại biểu HĐND các cấp; giới thiệu nhân sự để tiến tới Đại hội Đảng các cấp; tăng cường các hoạt động kỉ niệm 80 năm thành lập nước, 85 năm ngày truyền thống Hội đồng Nhân dân, 80 năm ngày Tổng tuyển cử Quốc hội.
Cùng với đó, Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố cần đóng góp tích cực xây dựng chính sách và sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; nghị quyết liên tịch về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; quy chế mẫu của HĐND; công tác rà soát Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về các kiến nghị đề xuất của các địa phương, Chủ tịch Quốc hội cho biết năm 2022 ghi nhận các kiến nghị đề xuất đến nay đã thực hiện và giải quyết 44/60 các kiến nghị, đề nghị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo giải quyết. Đối với các kiến nghị tại hội nghị năm nay, Chủ tịch Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu là đầu mối tổng hợp đầy đủ các ý kiến kiến nghị, đề xuất các địa phương đã nêu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có chỉ đạo xem xét giải quyết nghiêm túc.