Tag

Độc đáo điểm trường “xanh” có 50% vật liệu xây dựng tái chế từ nhựa

Xã hội 11/10/2023 21:15
aa
TTTĐ - Điểm trường khu Lang, Trường mầm non Trung Hạ (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được khánh thành sau 3 tháng khởi công. Điểm đặc biệt ở công trình là đơn vị thi công đã sử dụng 50% vật liệu xây dựng (gạch, ngói) được sản xuất từ nhựa tái chế, với tổng khối lượng gần 44,87 tấn. Trước khi dùng làm vật liệu xây dựng, nhựa tái chế này đã được xử lý bằng công nghệ biến tính và được kiểm định an toàn, không gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người.
“Lượm đây”: Tái chế rác thải, sạch nhà đẹp môi trường Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn Tác phẩm từ vật bỏ đi đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo nghệ thuật từ rác Học sinh Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường qua hoạt động tái chế

Ngôi trường sạch đẹp

Điểm trường khu Lang thuộc Trường mầm non Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được khánh thành. Công trình gồm 3 phòng học được xây dựng kiên cố, khang trang, nhà vệ sinh khép kín và hành lang có mái che. Dự án cũng cải tạo 3 phòng học, nhà vệ sinh và sân chơi hiện tại của nhà trường nhằm cải thiện không gian học tập và vui chơi an toàn cho học sinh.

Với tổng kinh phí hơn 1,94 tỉ đồng, công trình được khánh thành sau 3 tháng khởi công. Điểm đặc biệt ở công trình là đơn vị thi công đã sử dụng 50% vật liệu xây dựng (gạch, ngói) được sản xuất từ nhựa tái chế, với tổng khối lượng gần 44,87 tấn.

Trước khi dùng làm vật liệu xây dựng, nhựa tái chế này đã được xử lý bằng công nghệ biến tính và được kiểm định an toàn, không gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người.

Công trình này khẳng định sự nỗ lực của các đơn vị triển khai dự án nhằm thúc đẩy tái chế, khai thác nguồn tài nguyên từ rác thải nhựa mà Việt Nam đang lãng phí từ 2,2 - 2,9 tỷ USD/năm, theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới.

Độc đáo điểm trường “xanh” có 50% vật liệu xây dựng tái chế từ nhựa
Điểm trường khu Lang có 3 phòng học khang trang, sử dụng 50% vật liệu từ nhựa tái chế

Ngắm nhìn ngôi trường mới, tham quan từng phòng học, quan sát những bức tranh ngộ nghĩnh, chị Hà Thị Đoan (Trung Hạ, Quan Sơn, Thanh Hóa) mừng rỡ chia sẻ: “Trường mới sạch đẹp, sắc màu tươi sáng nên con rất thích, ngày nào đi qua cũng chỉ tay khoe đây là trường mới của con. Nhìn con vui thích nên tôi cũng thấy vui theo”.

Với chị Đoan và bà con bản Lang, sự hiện diện của ngôi trường mới không chỉ giúp con em họ có điều kiện học tập tốt hơn. Từ nay, những cơn mưa và mái trường bị dột, cũ kỹ, xuống cấp đã không còn là nỗi ám ảnh hay cản bước chân đến trường của cô và trò trường mầm non khu Lang.

Chị Đoan còn đặc biệt ấn tượng khi được lãnh đạo huyện và thầy cô giáo chia sẻ thông tin rằng - gạch và ngói xây dựng trường có đến 50% thành phần nguyên liệu là từ nhựa tái chế - đã qua xử lý đạt chuẩn và an toàn cho sức khỏe con người. Các kỹ sư đã sử dụng đến gần 45 tấn vật liệu tái chế trong quá trình xây dựng ngôi trường này.

Cô giáo Nguyễn Thị Thìn, Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Hạ cho biết: Điểm trường khu Lang được xây dựng từ năm 1995, có 65 học sinh là con em dân tộc Thái, trong đó 35 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Trước khi nhận được sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp, điểm trường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi khi trời mưa, các lớp học bị dột nặng, học sinh phải nghỉ học khiến việc giảng dạy và học tập bị gián đoạn.

“Công trình ý nghĩa này giúp giáo viên, học sinh có môi trường giảng dạy, học tập an toàn, sạch đẹp hơn và từ nay không còn phải lo lắng mỗi khi trời mưa to nữa”, cô Thìn nói.

Tiên phong xây dựng điểm trường xanh

Chia sẻ tại lễ khánh thành, bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) cho biết, đây là lần đầu tiên VSF, Tập đoàn TH và các đối tác kết hợp triển khai xây dựng điểm trường sử dụng một phần vật liệu xây dựng sản xuất từ nhựa tái chế. Công trình không chỉ tạo ra môi trường học tập lành mạnh và thân thiện với học sinh, mà còn là một ví dụ cụ thể về việc sử dụng tài nguyên tái chế.

Đây cũng là sản phẩm khẳng định sự đồng hành của VSF, Tập đoàn TH cùng Chính phủ xây dựng công trình trường học mới kiên cố cho học sinh tại các địa bàn khó khăn. Bên cạnh đó, VSF cũng tích cực chung tay trong các dự án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ trong vấn đề bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy lối sống xanh, giảm thiểu rác thải nhựa.

“Chúng tôi mong muốn điểm trường xanh này sẽ là một dự án tiên phong, truyền cảm hứng cho cộng đồng nói chung và thế hệ trẻ nói riêng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững. Mong rằng đây sẽ là điểm khởi đầu cho một tương lai tươi sáng của các em”, bà Trang nói.

Độc đáo điểm trường “xanh” có 50% vật liệu xây dựng tái chế từ nhựa
Công trình ý nghĩa này giúp giáo viên, học sinh có môi trường giảng dạy, học tập an toàn, sạch đẹp hơn

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Phát triển bền vững, Tập đoàn TH cho biết, đây là nỗ lực của các bên nhằm thúc đẩy tái chế, khai thác nguồn tài nguyên từ rác thải nhựa mà Việt Nam đang lãng phí, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

“Sau khi tìm hiểu kỹ và được báo cáo rằng công nghệ tái chế vỏ hộp giấy, vỏ hộp nhựa thành vật liệu xây dựng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn sức khỏe người sử dụng, chúng tôi đã phối hợp với các đối tác để tiến hành xây dựng các công trình thiện nguyện từ vật liệu đặc biệt này.

Điểm trường khu Lang chính là minh chứng cho giá trị của các giải pháp tái chế và là thông điệp chúng tôi muốn gửi đến giáo viên, phụ huynh, học sinh và bà con địa phương về lối sống xanh, bảo vệ môi trường. Chúng tôi hy vọng ý thức phân loại và tái chế rác thải sẽ không chỉ dừng lại ở trong khuôn viên nhà trường mà sẽ lan tỏa đến từng gia đình, từng em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước”, bà Thủy chia sẻ.

Là đơn vị trực tiếp sản xuất loại gạch đặc biệt này, ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty Nhựa tương lai xanh cho biết rác thải nhựa thường khó xử lý và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. “Công ty chúng tôi đã đầu tư nghiên cứu và làm chủ công nghệ xử lý rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng có độ bền cao và không gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, chúng tôi hướng đến nhân rộng các giải pháp xử lý triệt để rác thải nhựa, góp phần bảo vệ sinh thái tự nhiên”, ông Cường nói.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Xã hội

Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các ban, sở, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão Xã hội

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão

TTTĐ - Sáng 18/9, lực lượng Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi hơn 1.880 phương tiện tàu thuyền, với 10.685 lao động hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú tránh bão an toàn.
Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ khó khăn cùng đồng bào Lào Cai Xã hội

Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ khó khăn cùng đồng bào Lào Cai

TTTĐ - Tiếp tục chương trình hỗ trợ, sáng 17/9, Đoàn công tác của Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Tỉnh đoàn Lào Cai đã đến xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng để hỗ trợ Nhân dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Sau cơn bão số 3 vừa qua, huyện Bảo Thắng là một trong các địa phương chịu tàn phá nặng nề về cơ sở hạ tầng, nhà cửa, trường học, hoa màu.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Xem thêm