Tag

Doanh nghiệp Đức sử dụng robot khi dân số nghỉ hưu bùng nổ

Nhìn ra thế giới 01/11/2023 10:40
aa
TTTĐ - Với tình trạng thiếu lao động trầm trọng ở Đức, rất ít ứng viên đảm nhận công việc chân tay đòi hỏi sự lành nghề nhưng bẩn và nguy hiểm. Tại nhà sản xuất phụ tùng máy S&D Blech (Đức) người đứng đầu bộ phận mài vừa nghỉ hưu. Công ty quyết định thay thế vị trí này bằng robot.
Singapore triển khai Robot hỗ trợ bệnh nhân Phẫu thuật ung thư thận bằng hệ thống robot hiện đại Lần đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật ung thư phổi bằng robot

Giám đốc điều hành S&D Henning Schloeder trích dẫn xu hướng đó để giải thích việc nhà máy của ông thúc đẩy tự động hóa và số hóa trong nhiều năm qua.

Ông Henning Schloeder cảnh báo tình trạng thiếu nhân công sẽ làm trầm trọng thêm thị trường lao động có tay nghề vốn đã khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và thủ công.

Ông cho biết rất khó để tìm một người đứng đầu bộ phận mài của nhà máy không chỉ vì vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm mà đó là công việc vất vả mà không ai muốn làm.

“Quá trình mài bằng máy khiến người lao động làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao cùng với tiếng ồn liên tục và những tia lửa phát ra có thể gây nguy hiểm”, ông cho biết.

Không chỉ S&D Blech, nhiều công ty vừa và nhỏ khác cũng đang chuyển sang tự động hóa khi lực lượng lao động thuộc thế hệ “bùng nổ trẻ em” (Baby Boomer) thời hậu chiến (sinh ra ở giai đoạn 1946-1964), đến tuổi nghỉ hưu khiến tình trạng lao động ngày càng khó khăn.

Theo số liệu thống kê, khoảng 1,7 triệu việc làm ở Đức không được lấp đầy trong tháng 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho biết hơn một nửa số công ty đang phải vật lộn để lấp chỗ trống, ước tính gây tổn thất tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất Châu Âu gần 100 tỷ euro (109 tỷ USD) mỗi năm.

Một con robot đang làm việc tại công ty Rolec Gehause-Systeme ở Rinteln, Đức (Ảnh: Reuters)
Một con robot đang làm việc tại công ty Rolec Gehause-Systeme ở Rinteln, Đức (Ảnh: Reuters)

Sự đầu tư mạnh mẽ vào tự động hóa của các nhà sản xuất ôtô và các “gã khổng lồ” công nghiệp khác đã giúp Đức đã trở thành thị trường robot lớn thứ tư thế giới và lớn nhất ở Châu Âu.

Tuy nhiên khi robot trở nên rẻ hơn và dễ vận hành hơn, các công ty gia đình (còn gọi là Mittelstand), từ tiệm bánh, tiệm giặt là đến siêu thị… vốn được coi là trụ cột của nền kinh tế Đức, cũng chuyển hướng ứng dụng công nghệ này.

Theo Liên đoàn Robot quốc tế, khoảng 26.000 thiết bị đã được lắp đặt ở Đức vào năm ngoái - con số này chỉ thấp hơn năm 2018, trước khi đại dịch COVID-19 làm chậm lại mức tăng trưởng trung bình 4% hàng năm của kinh tế Đức.

Giám đốc điều hành Công ty robot FANUC Germany, ông Ralf Winkelmann cho biết hãng đã bán khoảng 50% robot do Nhật Bản sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này cho thấy các công ty thực sự coi robot giúp họ tránh khỏi rủi ro thiếu nhân viên trong tương lai.

Hồi tháng Sáu, kết quả một cuộc khảo sát cho thấy gần một nửa số lao động ở Đức nhìn nhận robot có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nhân công ở nước này.

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm