Đình miếu Tiên Đài đón bằng công nhận di tích cấp thành phố
Trưng bày gần 200 tư liệu, hiện vật về di tích nhà và hầm D67 tại Hoàng Thành Thăng Long |
Di tích
thuộc xã Vạn Yên và tọa lạc ở giữa làng trên một khoảng đất rộng, nhìn theo hướng Đông Nam. Đình Tiên Đài được xây dựng theo kiến trúc chính kiểu chữ “Đinh” bao gồm Đại bái và Hậu cung. Ngoài ra, đình còn có cổng nghi môn, sân, công trình phụ chung với miếu. Miếu Tiên Đài được làm ngay sau Hậu cung đình Tiên Đài, trên cùng thửa đất, theo hướng ngược lại với hướng của đình.Di tích
thờ Bạch Hạc Tam Giang Đại Vương và các vị thần được phong mỹ tự, Ngọc Trì thông minh chính trực chi thần, Càn tỏa hiển linh phù Huệ Đại Vương, Tá bộ diệu uy phù vận Đại Vương. Di tích miếu Tiên Đài thờ Thổ Lệnh thần.Thời xa xưa, Bạch Hạc Tam Giang - Việt Trì là điểm dừng chân đầu tiên của người Việt cổ trước khi đến vùng trung và hạ châu thổ phì nhiêu, đây chính là nơi thần Bạch Hạc Tam Giang ra đời. Thần Bạc Hạc Tam Giang có tên húy là Thổ Lệnh. Theo truyền thuyết trong tâm linh của người Việt, ngài là vị thần giúp dân chinh phục thiên nhiên, chống lũ lụt, giữ gìn cuộc sống yên bình.
Xã Vạn Yên, Mê Linh tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di tích cấp thành phố đình miếu Tiên Đài |
Đình Tiên Đài còn thờ 5 vị thành hoàng làng là: Trần Lan, Trần Ngọc, Phạm Túc, Phạm Trung và Phạm Hòa. Trong đó, theo truyền thuyết 3 vị Thành hoàng họ Phạm sinh ra từ một bọc. Đến khi Tô Định xâm lược, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa lập đàn cầu đảo thì 3 Ngài hiển linh âm phù trợ giúp Hai Bà Trưng thắng giặc Tô Định. Trải qua các đời vua phong kiến về sau, nhất là trong thời kỳ nhà Trần đánh quân Mông Nguyên, các ngài cũng hiển linh âm phù trợ giúp quan, quân nhà Trần thắng giặc.
Để tri ân công lao của Thánh Bạch Hạc Tam Giang và các vị Thành Hoàng làng, Nhân dân thôn Tiên Đài từ xa xưa đã lập đình, miếu, sắm sửa đèn nhang, lễ vật, tế lễ phụng thờ.
Hàng năm, lễ hội được diễn ra vào những ngày đầu tháng 3 Âm lịch, đó là những ngày liên quan đến các vị thần được phong sắc để tưởng nhớ công lao của các vị Thánh đối với Nhân dân và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Đình miếu Tiên Đài được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ. Trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử,
đã xuống cấp, nhiều lần được Nhân dân đầu tư công sức, tiền của để tôn tạo.Ghi nhận những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích
, ngày 17/1/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 388/QĐ-UBND xếp hạng Di tích Đình, Miếu Tiên Đài xã Vạn Yên huyện Mê Linh là Di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố.Lễ đón nhận Di tích
là Di tích lịch sử cấp thành phố diễn ra đúng vào dịp lễ hội truyền thống (ngày 6/3 Âm lịch). Đây là dịp để Nhân dân thôn Tiên Đài tưởng nhớ công lao của các vị thánh cũng như cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.Đ
được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng Di tích cấp thành phố là vinh dự lớn và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vạn Yên nói chung, thôn Tiên Đài nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của cụm di tích.Phát biểu khai mạc lễ đón nhận, Chủ tịch UBND xã Vạn Yên Hồ Văn Chung đề nghị: Ban Quản lý di tích xã Vạn Yên, Tiểu ban Quản lý di tích thôn Tiên Đài xây dựng, ban hành quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy để cụm di tích
thực sự trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, hun đúc ý chí, khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của UBND Thành phố trao Bằng công nhận Di tích cấp thành phố
, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mê Linh ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao giá trị lịch sử và văn hóa của cụm di tích .Để bảo tồn và phát huy giá trị của cụm di tích, đồng thời giáo dục đạo lý “uống nước - nhớ nguồn” cho các thế hệ mai sau của quê hương, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn đề nghị: UBND xã Vạn Yên, cán bộ và Nhân dân thôn Tiên Đài nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục giữ gìn, bảo vệ Di tích
và các di tích lịch sử văn hóa khác trên địa bàn theo đúng Luật Di sản văn hóa.