Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh
Phấn đấu đưa Trà Vinh trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài liên quan
Chuyển mục đích sử dụng đất tỉnh Trà Vinh
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Trà Vinh
Mục tiêu tổng quát của điều chỉnh Quy hoạch nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phát triển kinh tế biển, du lịch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phấn đấu đưa Trà Vinh trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, có tính liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong quá trình phát triển.
Tỉnh Trà Vinh phấn đấu tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng bình quân 11 - 12%/năm; thu ngân sách địa phương tăng bình quân 17%/năm; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 69,76 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 180 đến 200 ngàn tỷ đồng (bình quân hàng năm đầu tư khoảng 36 đến 40 ngàn tỷ đồng). Đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 190 - 200 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách địa phương tăng bình quân khoảng 10 - 12%/năm.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 30%; phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 86,5 - 90%. Đến năm 2030 có 100% số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 100% thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Theo phương hướng phát triển, tỉnh Trà Vinh sẽ tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới phương thức tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 2,5%/năm; phát triển ngành trồng trọt, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, phấn đấu tăng trưởng ngành chăn nuôi bình quân đạt từ 5,5 - 6%/năm; xây dựng ngành thủy sản của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hóa, theo hướng hiện đại.
Về công nghiệp, tỉnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới phương thức sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường; phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên như công nghiệp dược, chế biến nông, thuỷ sản, thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu, vật liệu xây dựng, giày da,… Phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 03 khu công nghiệp với tổng diện tích 549,98 ha...