Tag

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Người Hà Nội 05/01/2022 18:23
aa
TTTĐ - “Năm mới mà, ai cũng muốn được ở trong không gian sáng tươi, nhiều màu sắc và đẹp đẽ, thơm tho. Do đó mình liên tục thay đổi các bình hoa trong nhà để vừa tạo niềm vui cho mình vừa mang đến tinh thần lạc quan, không khí phấn khởi cho mọi người xung quanh”, chị Mộc Lê (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự về hoạt động đón xuân của mình.
"Hương xuân vùng cao" đến với du khách Thủ đô

Được thừa hưởng nét khéo léo nội trợ của mẹ nên chị Lê vừa thạo vừa yêu mến các công việc chăm sóc gia đình hàng ngày như cắm hoa, chế biến món ăn. Chị có niềm đam mê đặc biệt với các loại đồ gốm.

Chị Lê cho biết: “Gốm là sản phẩm gần gũi với đời sống người Việt mình. Từ các loại bình, lọ đến bát, đĩa, đồ đựng thức ăn hay hộp bút, lọ tăm… trong nhà tôi đều là sản phẩm gốm. Bước chân vào không gian có nhiều đồ gốm cho tôi cảm giác mộc mạc, thân thiện như được tìm về truyền thống của ông bà mình”.

Những loài hoa mang đầy sắc xuân đến trong nhà chị Mộc Lê
Những loài hoa mang đầy sắc xuân đến trong nhà chị Mộc Lê

Hầu khắp các cửa hàng gốm nổi tiếng của Hà Nội chị Lê đều ghé qua. Theo chị đây cũng là một cách để giảm thiểu đồ nhựa, gần gũi với thiên nhiên đồng thời góp phần phát triển thủ công truyền thống của Hà Nội. Chị cho biết có được những bộ bát đĩa đẹp thì người làm bếp cũng hào hứng hơn và người thưởng thức cũng sẽ thấy ngon mắt, ngon miệng hơn.

Có được chiếc bình, lọ đẹp rồi chị Lê cũng sẽ tìm những loài hoa phù hợp để cắm trưng bày trong nhà cho mọi người vừa được ngắm hoa vừa được ngắm gốm. Những ngày thường, chị Lê cắm xen kẽ hoa trong nước và hoa nhập khẩu. Hoa trong nước thì theo mùa, hoa nhập khẩu thì theo trend.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

“Cứ có loài hoa nào mới nổi, mới nhập về là tôi phải mua để cắm bằng được. Đó cũng là cách để kéo gần thế giới đến với mình hơn. Không gì trên thế giới có mà Hà Nội không có. Hơn nữa, năm nay trong điều kiện dịch bệnh như thế này không đi du lịch nước ngoài được, cắm hoa nhập từ mọi nơi trên thế giới cũng như được thưởng thức một phần vẻ đẹp của đất nước mà mình chưa đặt chân đến”, chị Lê chia sẻ.

Càng gần đến ngày Tết Nguyên đán, chị Mộc Lê lại tìm về những giá trị truyền thống. Trong nhà chị lúc này toàn những loài hoa quen thuộc của Hà Nội, của miền Bắc. Những bông hoa trưởng thành trong giá rét vẫn khoe sắc ngời ngời mang đến cho con người hi vọng về một mùa xuân mới sẽ mang theo nhiều thay đổi mới.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Đó là hoa địa lan vàng, hoa cúc trắng, hoa thạch thảo tím… Bên cạnh đó cũng là hoa đồng tiền với mong muốn… năm mới làm ăn phát tài hơn. Năm nay, chị Lê đặc biệt thích cắm lan vũ nữ vì loài hoa này tươi lâu và mang đến màu sắc sáng tươi cho ngôi nhà. Không thể thiếu những bông cẩm tú cầu được chị trồng trong vườn nhà, cắt vào để hoa khỏi bị gió lạnh của miền Bắc táp héo mất.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Những ngày này trong nhà chị Lê không thể thiếu những cành mai trắng khẳng khiu, đơn sơ tinh khiết, thứ mai thuần Việt, không phải tuyết mai nhập khẩu về. “Ngày Tết với tôi, một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì cứ phải là những thứ gì gần gũi, quen thuộc với mình. Hoa nào cũng đẹp nhưng hoa mà gợi ra không khí cổ truyền thì thích hợp nhất, đem đến cho tôi nhiều cảm xúc nhất”, chị Lê cho biết.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Từ sân vào nhà, những chậu cúc rủ màu vàng tươi được chị Lê trang trí như để đón người đi làm, đi công tác về với một lời chào và nụ cười ấm áp. Màu vàng là gam màu dễ chịu nhất khi về cuối năm thời tiết có những lúc ảm đạm. Đặc biệt, những bông hoa cúc này sau khi chơi xong chị Lê còn dùng vào việc cho vào nồi lá xông. Mùi hương thơm dịu của hoa cúc cùng với tinh dầu các loại lá bưởi, sả, gừng… sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhõm cho cả nhà, giúp tăng cường sức khỏe trong mùa dịch bệnh.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Đương nhiên cái tết Hà Nội không thể thiếu những bông thược dược. Đối với chị Lê, thược dược như là loài hoa đến trước báo mùa xuân. Bắt đầu từ cuối đông, khi mùa xuân chuẩn bị đến hoa thược dược đã khoe sắc. Mỗi bông thược dược, mỗi màu sắc đặc trưng của loài hoa này đều là thứ màu ghim vào kí ức của những người yêu cái đẹp. Do thiết kế nhà hiện đại, không phù hợp để bày chăn con công và những thứ đồ cổ nên chị Lê không chọn decor không gian cho giống ngày xưa nhưng cứ mỗi lần chị cắm hoa này, bố mẹ chồng, bố mẹ chị đều xuýt xoa như gặp lại cái Tết của những năm Hà Nội xa xưa.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Cũng như mọi nhà Hà Nội, chị Lê có thú chơi đào sớm. Từ đầu tháng Chạp hễ người ta bán đào tỉa là chị đã mua về để cắm bày trong nhà. Chị tâm sự: “Dù tháng cuối năm còn nhiều lo toan, còn rất nhiều việc phải làm nhưng cắm một bình hoa không mất bao nhiêu thời gian. Đây cũng chính là thời gian để tôi nghỉ ngơi, thư giãn. Hơn nữa, càng phải đau đầu suy nghĩ thì lại càng phải tìm ra một thú vui lành mạnh để trút xả năng lượng sau đó mới tỉnh táo minh mẫn để tiếp tục làm việc được”.

Chị Lê cũng cho biết, cữ này hàng năm khi chưa có dịch bệnh chị thường hay cùng bạn bè đi lên vườn đào, vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá để chụp ảnh. Rồi những khi có thời gian thì chị lại dạo các cửa hàng, trung tâm thương mại… để săn đồ sale, chuẩn bị Tết cho chồng con.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Năm nay dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, không đến chỗ đông người được, rút về hoạt động trong không gian gia đình, không vì lẽ đó mà chị thấy bớt đi niềm vui. “Căng thẳng, cuồng chân hay không là do mình, nếu chăm chỉ, khéo tay, sáng tạo thì không gian quanh mình cũng đủ để ta bày biện, sắp xếp và chơi theo cách của mình cả tháng, cả năm mà không biết chán”, chị Lê cho hay.

Năm cũ rồi sắp qua, năm mới chuẩn bị đến. “Có lẽ, nhiều năm sau này chúng ta còn nhắc lại thời điểm khó khăn này. Dù gian nan đến đâu cứ vững tâm là sẽ vượt qua. Vững tâm không phải cứ hô hào là có. Mình phải tự tìm cách khắc phục. Với tôi, cắm hoa, trang trí nhà cửa cũng là một cách để duy trì tinh thần lạc quan, phấn khởi cho cả nhà.

Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Hãy cứ nhìn không gian tràn ngập hoa lá rực rỡ của mùa xuân sắp đến đi, trong lòng chúng ta sẽ cảm thấy vui tươi, nhẹ nhõm, dấy lên những niềm hi vọng. Tôi tin rằng, mùa xuân mới sẽ tới với nhiều đổi thay mới, chúng ta sẽ thích ứng linh hoạt, sống chung với dịch bệnh một cách hòa bình hơn để cuộc sống bình thường thực sự trở lại”, chị Lê hào hứng bày tỏ.

Lan toả những thông điệp sống tích cực với chương trình Lan toả những thông điệp sống tích cực với chương trình "Trạm yêu thương"
Giúp buổi đoàn viên gia đình thêm tưng bừng với các chương trình giải trí mãn nhãn Giúp buổi đoàn viên gia đình thêm tưng bừng với các chương trình giải trí mãn nhãn
Hấp dẫn chương trình nghệ thuật Hấp dẫn chương trình nghệ thuật "Chào năm mới - Hành trình nhiệm màu"

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm