Tag

Đề xuất Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe

Xã hội 25/10/2020 07:12
aa
TTTĐ - Một số ý kiến cho rằng đào tạo, sát hạch lái xe nên giao cho Bộ Công an quản lý. Bộ Công an sẽ thống nhất quản lý về cả phương tiện và người tham gia giao thông xuyên suốt từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp. Qua đó sẽ siết chặt kỹ luật, kỷ cương trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và chấp hành pháp luật của người lái xe.
Chính phủ xem xét kỹ lưỡng việc chuyển quản lý giấy phép lái xe sang Bộ Công an Quốc hội sẽ quyết Bộ nào được giao quản lý đào tạo, cấp đổi giấy phép lái xe Giấy phép lái xe có 12 điểm/năm, vi phạm bị trừ hết điểm phải sát hạch lại

Chiều 24/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (GTĐB).

Tờ trình cho rằng, trật tự, an toàn GTĐB đang diễn biến rất phức tạp, vi phạm xảy ra phổ biến là ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đáng báo động.

Qua thống kê cho thấy, trong hơn 10 năm qua, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã làm chết trên 100.000 người, bị thương trên 330.000 người. Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc xuất phát từ nguyên nhân lái xe sử dụng chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn…

Đường bộ là nơi diễn ra nhiều vấn đề phức tạp về hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật như trộm, cướp, gây rối trật tự công cộng, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu… Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật riêng về trật tự, an toàn giao thông, tách bạch với luật về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, Chính phủ quyết định trình Quốc hội dự án Luật này cùng với dự án Luật GTĐB (sửa đổi) đã được thảo luận, cân nhắc, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan. Quá trình xây dựng dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB đã nhận được sự đồng thuận cao của các bộ, ngành, các thành viên Chính phủ.

Với việc xây dựng độc lập Luật GTĐB (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực là bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ.

Thẩm tra dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật nêu trong tờ trình của Chính phủ.

Thực tế cho thấy, tình hình trật tự an toàn GTĐB còn nhiều diễn biến phức tạp; công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn chồng chéo, gây phiền hà và làm giảm niềm tin trong Nhân dân… đòi hỏi phải xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB để giải quyết yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Ủy ban đề nghị tiếp tục rà soát, không để chồng chéo, trùng lặp với dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi).

Cũng theo báo cáo thẩm tra đa số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị chuyển các quy định về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường phương tiện GTĐB và cơ quan đăng kiểm từ Luật GTĐB (sửa đổi) sang điều chỉnh ở Luật này; ý kiến khác đề nghị cân nhắc việc quy định đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong dự thảo Luật này.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến trên và cho rằng, việc quản lý tốt hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cũng là một biện pháp phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông và phòng ngừa vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB. Vì vậy, khi tách ra thành hai luật thì nội dung trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB là phù hợp.

Về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, một số ý kiến cho rằng đào tạo, sát hạch lái xe để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, ý thức của người lái xe, nhằm xây dựng trạng thái GTĐB an toàn, là nội dung của bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, nên giao cho Bộ Công an quản lý nhà nước là phù hợp.

Bộ Công an sẽ thống nhất quản lý về cả phương tiện và người tham gia giao thông xuyên suốt từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp. Qua đó sẽ siết chặt kỹ luật, kỷ cương trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và chấp hành pháp luật của người lái xe. Việc chuyển đổi này chỉ thay đổi về quyền quản lý, còn các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe đã được xã hội hóa vẫn tiếp tục hoạt động, không có sự thay đổi về vị trí, tổ chức, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an là chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 17-NQ/TW năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước và gây lãng phí (Bộ Công an phải đầu tư về con người, phương tiện, cơ sở đào tạo, cơ sở sát hạch, cơ sở vật chất bảo đảm, trong khi Bộ GTVT đã có và đang thực hiện ổn định).

Về vấn đề này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, trách nhiệm quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe thuộc thẩm quyền phân công của Chính phủ, cần có sự nghiên kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho người dân và cải cách thủ tục hành chính.

Do đó, Ủy ban đề nghị Quốc hội thảo luận rõ về trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn GTĐB, nhất là trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Xem thêm