Tag

ĐBQH đề nghị giảm diện tích đất trồng lúa, tăng chỉ tiêu đất khu công nghiệp

Tin tức 30/10/2021 20:27
aa
TTTĐ - Chiều 30/10, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận về dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp Phải chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm tới quy hoạch đất trồng lúa. Theo một số đại biểu, quy hoạch đất trồng lúa cơ bản giữ được ổn định diện tích 3,5 triệu ha nhưng ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và về mặt kinh tế có thể hiệu quả hơn.

Cho rằng, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài, do đó, các đại biểu nhấn mạnh việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của loại đất này.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh ( đoàn Long An)
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An)

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đề nghị Quốc hội phân cấp cho HĐND tỉnh quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các dự án có sử dụng đất mà trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo ông, đây cũng là mong muốn của các địa phương hiện nay và phù hợp với nguyên tắc việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và công dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

“Thực tế thời gian qua, do quy định phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ nên nhiều địa phương muốn làm nhanh đã chia nhỏ dự án dưới 10ha đất lúa, dẫn tới tình trạng quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu đô thị, các dự án sản xuất phi nông nghiệp bị manh mún, vừa lãng phí hạ tầng, vừa thiếu kết nối đồng bộ”, ông Nguyễn Văn Thịnh nói.

Do đó cùng với việc phân cấp, đại biểu đề nghị Chính phủ cá thể hoá trách nhiệm đối với người đứng đầu các địa phương trong quản lý đất đai, kết hợp với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp.

Cũng đề cập vấn đề đất trồng lúa, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn Cần Thơ) cho rằng khái niệm “an ninh lương thực quốc gia” cần hiểu rộng hơn, không chỉ là gạo mà còn đa dạng các thực phẩm khác đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe. Gạo là chính chứ không phải tất cả và số liệu thống kê cho thấy nhu cầu sử dụng gạo tiếp tục giảm nhiều trong tương lai.

Dẫn các số liệu chứng minh, đại biểu cho rằng việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa là quá lớn, ông đề nghị giảm diện tích vì nếu vẫn giữ như quy hoạch thì Đồng bằng sông Cửu Long gánh vai trò đảm bảo an ninh lương thực quá lớn, 10 năm tới khó đô thị hóa và phát triển nhanh được.

Đại biểu Hà Sỹ Huân (đoàn Bắc Kạn) thì đề nghị cân nhắc việc tăng chỉ tiêu đất khu công nghiệp. Ông đề nghị giảm để bố trí cho đất văn hóa, đất thể thao vì hiện tại các loại đất này còn rất hạn chế, nhu cầu xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao lớn, trong khi chỉ tiêu quy hoạch chỉ 20.000ha và 30.000ha.

Đồng quan điểm, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cũng đề nghị rà soát, đánh giá lại vì giai đoạn 2011-2020 chỉ tiêu này được đánh giá là đạt rất thấp (hơn 47,45%), tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động chỉ đạt 75%, tuy nhiên, giai đoạn 2021-2030 đặt chỉ tiêu rất cao (đến 2030 là 210,93 nghìn ha tăng 120,1 nghìn ha so với năm 2020).

Còn đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) cho rằng, chỉ tiêu đất khu công nghệ cao lại tăng rất ít và không tăng trong giai đoạn 2025-2030, điều này chưa phù hợp khi Nghị quyết Đại hội Đảng đặt mục tiêu hướng đến Việt Nam là nước công nghiệp hiện đại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng nêu rất rõ về công nghệ cao trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới. Chính phủ cần điều chỉnh diện tích lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2030.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân không đạt được chỉ tiêu để rút ra bài học kinh nghiệm, nhất là các chỉ tiêu đạt dưới 50%, đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng hiện trạng sử dụng đất thực tế tại các địa phương, cập nhật để bảo đảm chính xác, phù hợp với thực tế, nghiên cứu thật kỹ lưỡng, khoa học, khách quan, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) quốc gia với các quy hoạch có liên quan, hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn.

Đọc thêm

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Tin tức

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân.
Trao đổi kinh nghiệm phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước Tin tức

Trao đổi kinh nghiệm phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

TTTĐ - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của TP Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí Tin tức

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam xác định trong nhiệm kỳ này là tập trung vào đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên báo chí.
Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn Tin tức

Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn...
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây

TTTĐ - Tối 10/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” (1469 - 2024).
Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành Tin tức

Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành

TTTĐ - Ngay đầu tuần sau, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế. Các thành viên Chính phủ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng Thời sự

Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - Chiều 9/11 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới Thời sự

Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5% Tin tức

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

TTTĐ - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy Tin tức

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Xem thêm