Tag

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam - Lào

Tin tức 10/01/2025 23:57
aa
TTTĐ - Tối 10/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Việt Nam - Lào chú trọng tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư Việt Nam - Lào đẩy mạnh kết nối kinh tế, sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD thương mại song phương Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lâm Thị Phương Thanh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến; Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Thị Hoàng Vân; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm.

Nhiều hoạt động dày đặc, phong phú, đa dạng

Đây là chuyến công tác với các lần "đầu tiên" đặc biệt: Là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt nước ta trong năm 2025. Với Lào, đây là đoàn nguyên thủ/người đứng đầu Chính phủ nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025. Điều này cho thấy cả hai nước đều dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam-Lào, thể hiện mối quan hệ đặc biệt có một không hai, thủy chung, gắn bó như anh em một nhà.

Chuyến thăm chỉ diễn ra trong hai ngày nhưng có nhiều hoạt động dày đặc, phong phú, đa dạng với gần 20 hoạt động, trong đó Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp tất cả các đồng chí Lãnh đạo cao cấp nhất của Lào và đồng chủ trì 3 sự kiện hết sức quan trọng là Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào và lễ động thổ Công viên hữu nghị Việt Nam-Lào – dự án mang tính biểu tượng trong quan hệ song phương.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn sự đón tiếp hết sức nồng hậu, nghi thức trọng thị với những đặc thù riêng của quan hệ Việt Nam-Lào. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Lào không chỉ bày tỏ vui mừng trước những thành quả to lớn, nổi bật mang tính đột phá của Việt Nam thời gian qua, mà như người trong một nhà, như anh em lâu ngày gặp lại, còn chia sẻ niềm vui với lãnh đạo và người dân Việt Nam về chức vô địch ASEAN Cup của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai nước thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp gỡ là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước. Với tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị với Lào. "Có thể nói, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của mỗi nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hai bên đã thống nhất chủ trương, cách tiếp cận mới, tư duy mới, cách làm mới, đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả hơn để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu, định hướng tổng thể quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào; tăng cường trụ cột hợp tác quốc phòng-an ninh; thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế; tiếp tục dành ưu tiên đặc biệt cho hợp tác giáo dục-đào tạo.

Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí cao tiếp tục duy trì thường xuyên tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp cả trên bình diện song phương và đa phương; triển khai tốt các cơ chế hợp tác, tham vấn song phương. Hai bên tăng cường trao đổi lý luận, kinh nghiệm xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế; tiếp tục giáo dục thế hệ trẻ hai nước nhận thức rõ tầm quan trọng và quyết tâm không ngừng củng cố, xây đắp mối quan hệ thủy chung, trong sáng, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, coi đây là tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát triển và truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Triển khai nghiêm túc, hiệu quả các Thỏa thuận cấp cao

Năm 2024, hai nước đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các Thỏa thuận cấp cao. Không khí hợp tác được thể hiện rõ qua tần suất gặp gỡ của lãnh đạo hai nước. Năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã gặp gỡ 7 lần. Nhờ đó, hợp tác giữa hai nước đạt nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt.

Đặc biệt, trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam và Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2025. Tổng vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào tăng 62,1%, đạt 191,1 triệu USD. Đây là bước đệm để tổng lũy kế vốn đầu tư lên tới 5,7 tỷ USD với 267 dự án, trong đó vốn thực hiện chiếm 2,8 tỷ USD.

Nhờ đó, Lào luôn duy trì vị trí thứ nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Việt Nam luôn nằm trong tốp 3 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Lào.

Kim ngạch thương mại song phương cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Tổng kim ngạch đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần 34% so với năm 2023. Đặc biệt, Lào xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%.

Đáng chú ý, khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm, các dự án được tiếp tục triển khai với khí thế mới như dự án bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Lào tại tỉnh Hủa Phăn đã tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu trang thiết bị y tế; dự án xây dựng cảng Vũng Áng 1, 2, 3; dự án nhiệt điện than tại tỉnh Xekong; dự án khai thác, chế biến muối mỏ Kali…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá cao chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị Việt Nam, đặc biệt là của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong triển khai các Thỏa thuận, Kế hoạch hợp tác cấp cao với điểm nhấn là giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của nhiều dự án; đồng thời hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao Chính phủ hai nước, các ban, ngành, địa phương nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác hai nước theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự lễ động thổ dự án Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự lễ động thổ dự án Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kỳ vọng sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong hợp tác đầu tư, thương mại

Với nền tảng quan hệ truyền thống và những thành quả của năm 2024, năm 2025 được kỳ vọng sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Lào nhằm hướng đến các mục tiêu chiến lược, từ tăng trưởng thương mại, đầu tư đến kết nối hạ tầng cả cứng và mềm.

Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư theo hướng đi mới, chú trọng hiệu quả thiết thực, tránh lãng phí, trở thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa hai nước, hỗ trợ tích cực cho quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của mỗi nước, thật sự tương xứng tiềm năng và tầm vóc của tình hữu nghị vĩ đại, hợp tác toàn diện và đoàn kết đặc biệt Việt – Lào.

Theo đó, hai bên đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương ít nhất 10-15% trong năm 2025 và sớm đạt mốc 5 tỷ USD. Hai bên thống nhất cao về chủ trương, định hướng các dự án chiến lược trong kết nối hạ tầng, giao thông, năng lượng, tăng cường sự kết nối doanh nghiệp để mở ra kỷ nguyên hợp tác mang tính kết nối cao giữa hai nền kinh tế, đồng thời, khai thông những vướng mắc và giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng.

Trong đó, kết nối hạ tầng giao thông là trọng tâm, điểm nhấn quan trọng. Hai Chính phủ cam kết đẩy nhanh các dự án quan trọng như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane và đường sắt Vũng Áng – Vientiane, sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3... Đây là các dự án không chỉ kết nối giao thông mà còn góp phần thực hiện chiến lược "biến Lào từ quốc gia không giáp biển thành quốc gia kết nối".

Cùng với đó, việc hai nước đã ký Hiệp định mua bán than và điện, hoàn thiện khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương tại Kỳ họp 47 lần này. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiếp tục phối hợp, triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã cam kết về hợp tác mua bán than, điện trong thời gian tới; cũng như tạo thuận lợi cho thương mại, giao thương và nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp và người dân hai nước, nhất là khu vực biên giới.

Thủ tướng Lào giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính một số hình ảnh về hợp tác song phương Việt Nam-Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Lào giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính một số hình ảnh về hợp tác song phương Việt Nam-Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tháo gỡ khó khăn cho hợp tác, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước

Tại các cuộc tiếp xúc trong chuyến thăm, hai Thủ tướng đã hết sức thẳng thắn chỉ ra những những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong đầu tư giữa hai nước, phân tích nguyên nhân để tìm ra các giải pháp tháo gỡ; cam kết tiếp tục tạo điều kiện, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hợp tác, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước.

"Quan hệ đặc biệt thì phải có cơ chế và cách đối xử đặc biệt, từ trái tim đến trái tim, giúp bạn là giúp mình. Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm tới trái tim", Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành bày tỏ và kêu gọi doanh nghiệp hai nước tiếp tục đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau, kiên trì, kiên định, quyết tâm, quyết liệt để tăng cường hợp tác đầu tư, kinh doanh với tất cả nhiệt huyết, khả năng của mình.

"Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư tại Lào chính là đầu tư cho Việt Nam; ngược lại, các doanh nghiệp Lào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là sản xuất, kinh doanh cho Lào. Chúng ta đầu tư, kinh doanh không chỉ có vấn đề lợi nhuận mà còn có tình cảm và trách nhiệm, tri ân các thế hệ đi trước", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Hai Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng mà mỗi nước đạt được trong năm 2024, qua đó tiếp tục vượt qua các khó khăn, thách thức, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng-an ninh, thúc đẩy hội nhập và đối ngoại -
Hai Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng mà mỗi nước đạt được trong năm 2024, qua đó tiếp tục vượt qua các khó khăn, thách thức, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng-an ninh, thúc đẩy hội nhập và đối ngoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, cơ quan và doanh nghiệp hai nước coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, phát huy tinh thần làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm; đã làm, đã thực hiện thì phải ra sản phẩm cụ thể để kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024.

Về phần mình, Thủ tướng Sonexay Siphandone khẳng định, Chính phủ Lào luôn tích cực đôn đốc xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các ngành, lĩnh vực phù hợp kế hoạch, ưu tiên phát triển kinh tế của nước này; đồng thời xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp tình hình mới…

Lãnh đạo hai nước cũng thống nhất cần tích cực hơn nữa trong tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn về thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách về thuế, thủ tục, phí, lệ phí; đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng, kết nối doanh nghiệp giữa hai nước và với nước thứ ba, phát huy các thế mạnh của mỗi bên như Lào có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, Việt Nam có năng lực chế biến sâu, có thị trường xuất khẩu rộng mở. Đặc biệt, hai Thủ tướng nhất trí khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng để báo cáo cấp có thẩm quyền về khả năng xây dựng các khu công nghiệp Việt Nam – Lào theo mô hình VSIP.

Những thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng, cô đọng, đi thẳng vào vấn đề của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone được cộng đồng doanh nghiệp hai nước nhiệt liệt đồng tình và hưởng ứng nhiệt thành.

Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến các cơ quan, đối tác giữa hai nước trao các giấy phép, văn kiện, thỏa thuận hợp tác triển khai các dự án với tổng trị giá gần 2 tỷ USD, gồm dự án khai thác bauxite và xây dựng nhà máy chế biến Alumin với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali với vốn đầu tư 522,4 triệu USD, 5 dự án thủy điện nhỏ với vốn đầu tư 197 triệu USD…

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng thân thiết

Với tinh thần đoàn kết gắn bó truyền thống, giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi, phối hợp với Campuchia cùng thúc đẩy các dự án, hợp tác giữa ba nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nâng tầm gắn kết kinh tế, tương xứng với quan hệ chính trị - ngoại giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam trước sau như một ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng thân thiết như Lào và Campuchia, Việt Nam sẵn sàng và khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác đầu tư, kinh doanh, cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển; đồng thời, đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai nước và ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia "Một hành trình, ba điểm đến".

Về hợp tác trong khuôn khổ đa phương, hai bên cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại tác diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong ASEAN, cùng tích cực đóng góp xây dựng cộng đồng đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong xử lý các thách thức chung, trong đó có vấn đề Biển Đông, nguồn nước sông Mê Công...

Là bước triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả quan trọng, hết sức hiệu quả, thực chất và toàn diện, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

Đọc thêm

Đồng bằng sông Hồng phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số Tin tức

Đồng bằng sông Hồng phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số

TTTĐ - Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Tiếp tục là hình mẫu tiêu biểu của HĐND cả nước Tin tức

Tiếp tục là hình mẫu tiêu biểu của HĐND cả nước

TTTĐ - Năm 2024, HĐND TP Hà Nội tiếp tục thực hiện phương châm đổi mới, khoa học, thực chất, hiệu lực, hiệu quả; được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội đánh giá là “hình mẫu tiêu biểu” của HĐND các tỉnh, TP trong cả nước.
Cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước là tài sản vô giá Tin tức

Cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước là tài sản vô giá

TTTĐ - Những thế hệ đi trước đã có nhiều đóng góp cho đất nước, đồng thời chịu nhiều hy sinh mất mát; ngày nay, vẫn tiếp tục cống hiến cho Thủ đô, đất nước bằng những việc làm rất cụ thể, ý nghĩa. Đó là một tài sản vô giá của Đảng bộ TP Hà Nội.
Thể chế đầy đủ, kịp thời để đột phá đổi mới sáng tạo Tin tức

Thể chế đầy đủ, kịp thời để đột phá đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Quốc hội sẽ tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phối hợp tổ chức rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan; nhận diện đúng, đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản để tháo gỡ, xoá bỏ; thống nhất nhận thức về nhiệm vụ "đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh"...
Đổi mới sáng tạo là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững Tin tức

Đổi mới sáng tạo là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quan điểm xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài; là khoản đầu tư, nguồn tài nguyên mới, "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới.
Xu thế tất yếu của thời đại, con đường duy nhất để bứt phá Tin tức

Xu thế tất yếu của thời đại, con đường duy nhất để bứt phá

TTTĐ - Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá Tin tức

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo Tin tức

7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Đến năm 2045, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để phát triển hùng cường Tin tức

Điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để phát triển hùng cường

TTTĐ - Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, hướng tới 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước thì chúng ta cần có những đột phá, trong đó đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là con đường lựa chọn để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.
Tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số Tin tức

Tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

TTTĐ - Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xem thêm