Tag

Đảm bảo phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Xã hội 24/05/2021 18:36
aa
TTTĐ - Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn trong tiết trời hè là một trong những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vụ việc nhiều học sinh tại 2 trường học ở Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú giữa giờ mới đây lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Trước thực trạng trên, lực lượng chức năng của Hà Nội đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) trên toàn thành phố, đặc biệt tập trung kiểm tra hậu kiểm sau công bố, kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực này để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Cẩn trọng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngay trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2021 với slogan “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới", liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong trường học xảy ra, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, hoang mang, đặc biệt trong mùa nắng nóng và dịch bệnh Covid-19 còn nhiều phức tạp.

Cụ thể, ngày 15/4, trường Phổ thông quốc tế Isaac Newton có hơn 1.500 học sinh ăn bữa trưa, bữa phụ chiều; 700 học sinh (HS) ăn bữa sáng với thực đơn, gồm: Thịt lợn rim, nem, bánh pizza... do Công ty Mặt trời lớn nấu ăn cung cấp. Sáng 16/4, nhà trường nhận được thông tin từ phụ huynh có 15 HS nghỉ học do đau bụng, nôn, đi ngoài, trong đó có 3 em nhập viện.

Tại trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở Pascal cũng xảy ra hiện tượng tương tự, ngày 16/4 có 106 HS nghỉ học. Trước đó vào trưa 15/4, HS của trường ăn cá ba sa chiên bơ, trứng chưng, bắp cải xào, canh cải nấu thịt và tráng miệng bằng ổi; Buổi chiều, các em ăn chè đậu xanh và bánh do Công ty Vietinmex Việt Nam cung cấp. Chi cục An toàn vệ sinh TP Hà Nội cho biết, nguyên nhân xảy ra sự việc trên nghi ngờ do nhiễm vi sinh.

Đảm bảo phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc tại trường Pascal và Newton vào sáng 16/4

Mặc dù, các em trong vụ NÐTP này không gặp nguy hiểm tính mạng, sức khỏe đã ổn định… nhưng đã để lại nhiều lo lắng cho bậc cha, mẹ có con em mình đang học tại đây cũng như nhiều phụ huynh đang có con em theo học tại các trường ở Hà Nội.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 4 tháng đầu năm nay, toàn quốc đã xảy ra 24 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 473 người mắc, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Còn theo số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2020, cả nước ghi nhận 139 vụ NÐTP với hơn 3.000 người ngộ độc, trong đó có 30 người chết. Các vụ NÐTP chủ yếu xảy ra tại các khu công nghiệp, trường học có bếp ăn tập thể, sử dụng các suất ăn sẵn.

Các chuyên gia lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) cảnh báo, thời tiết ở nước ta đang chuẩn bị vào hè, không khí nóng ẩm dễ làm thực phẩm hư hỏng, ôi thiu..., nguy cơ xảy ra các vụ NÐTP rất lớn, nhất là tại các bếp ăn tập thể. Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm), vào mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao, thực phẩm không bán hết, không ăn hết dễ bị ôi thiu, sinh giòi, sinh ra vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc thực phẩm...

Nguyên nhân khác dẫn đến các vụ NÐTP là do nguyên liệu và sản phẩm có chứa độc tố; Do quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm không bảo đảm; do các chất phụ gia… Ðáng lo ngại, đối với các em học sinh, nhất là lứa tuổi mẫu giáo có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc nếu thức ăn không bảo đảm yêu cầu ATTP. Trẻ trong độ tuổi này bị ngộ độc không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà có thể nguy hiểm đến tính mạng…

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 (từ ngày 15/4 đến 15/5) với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp như: Tăng cường kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền… góp phần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; Đồng thời nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung, thành viên Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố, qua kiểm tra cho thấy, trong 2 tuần triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021, các quận, huyện, thị xã của thành phố đã vào cuộc khẩn trương, trách nhiệm theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và thành phố. Tuy nhiên, với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn rất lớn, lên tới hơn 83.000 cơ sở, nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn luôn tiềm ẩn.

Ngay trong những ngày đầu Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021, 17 đoàn kiểm tra tuyến huyện và xã, thị trấn của Thanh Trì đã ra quân kiểm tra 239 cơ sở kinh doanh thực phẩm, trong đó có 209 cơ sở đạt tiêu chuẩn (chiếm tỷ lệ 87,4%), 26 cơ sở bị nhắc nhở, 4 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền gần 7 triệu đồng. Riêng đoàn kiểm tra tuyến huyện đã xử lý vi phạm 1 nhóm lớp mầm non tư thục vi phạm an toàn thực phẩm với số tiền 4 triệu đồng.

Đảm bảo phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Đoàn Kiểm tra liên ngành số 1 của Thành phố kiểm tra an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường Trung học cơ sở Chu Văn An, huyện Thanh Trì

Trưởng phòng Y tế huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Trung cho biết, vi phạm xảy ra chủ yếu là cơ sở vật chất không bảo đảm điều kiện vệ sinh; Không xuất trình được nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm; Người chế biến thực phẩm không đeo khẩu trang… Tuy nhiên, với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tương đối lớn, nhân lực làm công tác quản lý an toàn thực phẩm lại mỏng, nhất là tuyến xã còn chưa có cán bộ chuyên trách nên việc xử lý vi phạm gặp không ít khó khăn.

Cùng với công tác phòng dịch Covid-19, huyện Sóc Sơn cũng đẩy mạnh việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống. Tại buổi kiểm tra đột xuất nhà hàng Phù Đổng (huyện Sóc Sơn), Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện khu chế biến thực phẩm của nhà hàng thiếu hệ thống chống côn trùng xâm nhập, việc tiếp nhận thực phẩm đầu vào chưa tuân thủ theo quy định. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội yêu cầu, cơ quan chức năng của địa phương phải xử lý nghiêm túc, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm tại nhà hàng này.

Còn tại chợ Thái Hà (quận Đống Đa), Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện 2 cửa hàng kinh doanh giò chả, thực phẩm chế biến sẵn chưa tuân thủ việc ghi nhãn mác sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định… Theo Trưởng phòng Y tế quận Đống Đa Lê Thị Hoàng Ngân, bên cạnh những cơ sở chấp hành nghiêm vẫn tồn tại một số cơ sở nhỏ lẻ, địa điểm kinh doanh không cố định tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Quận đã yêu cầu các phường tăng cường lực lượng kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở; Không được chủ quan, lơ là trong bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng dịch.

Theo báo cáo, thành phố Hà Nội hiện có 83.712 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 58 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 673 điểm giết mổ thủ công, 454 chợ, 141 siêu thị, 25 trung tâm thương mại, 5.044ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát. Sản xuất thực phẩm của thành phố đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.

Dự kiến trong năm 2021, thành phố sẽ thành lập trên 900 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP tổ chức thanh tra, kiểm tra 85 nghìn lượt cơ sở. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng thành phố cũng đã lấy 1.200 mẫu thực phẩm để xét nghiệm cho ra kết quả và cấp khoảng 2.000 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Năm 2021, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ tăng cường kiểm tra, đánh giá và xếp loại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ sản phẩm từ gốc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Sở Y tế báo cáo vụ việc sau bữa ăn tại 2 trường học, nhiều học sinh ngộ độc nhập viện Huyện Đông Anh rà soát toàn bộ bếp ăn, dẹp bỏ hàng quán bán đồ ăn gần cổng trường Hà Nội: Điều tra sự cố ngộ độc thực phẩm tại trường Tiểu học Tiên Dương, Đông Anh Hà Nội: Tạm đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Xã hội

Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các ban, sở, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão Xã hội

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão

TTTĐ - Sáng 18/9, lực lượng Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi hơn 1.880 phương tiện tàu thuyền, với 10.685 lao động hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú tránh bão an toàn.
Xem thêm