Tag

Đảm bảo mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và phát triển bền vững

BHXH & Đời sống 30/06/2020 17:15
aa
TTTĐ - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời từ năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014. Đây là cơ sở pháp lý thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế công thông qua BHYT toàn dân theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Đảm bảo mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và phát triển bền vững

Đồng chí Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bài liên quan

Quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục

"Chiếc phao cứu sinh" giúp người bệnh không rơi vào cảnh nghèo đói

Nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Bảo hiểm y tế: Chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo

Nỗ lực thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân

Những kết quả ấn tượng

BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Thực tiễn cho thấy chính sách, pháp luật BHYT ngày càng hoàn thiện, con đường tiến tới thực hiện BHYT toàn dân được chỉ rõ tại các văn kiện của Đảng, quy định trong Luật BHYT và đang dần trở thành hiện thực. BHXH Việt Nam, với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện đã nỗ lực không ngừng để việc thực thi pháp luật BHYT hiệu quả nhất, mọi người dân sớm được hưởng quyền an sinh về BHYT.

Sau gần 6 năm triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi, đã có những kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT được ghi nhận. Theo đó, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đã đạt gần 90% dân số. Đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 48%, từ năm 2015 - 2019 tăng hơn 15 triệu người, đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT.

Trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế, như: Nhóm người lao động (NLĐ) đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; Nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); Nhóm được ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên (HSSV) đạt xấp xỉ 100% và trên 17,5 triệu người tham gia theo hình thức hộ gia đình.

Như vậy, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Do đó, mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số như Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới đặt ra là hoàn toàn khả thi.

Để đạt được kết quả khả quan như vậy là do sự nỗ lực của ngành BHXH và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan. BHXH Việt Nam đã chủ động đề xuất với Chính phủ giao chỉ tiêu thực hiện BHYT cho từng địa phương. Ngành BHXH cũng tích cực phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và quyết liệt chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp để người dân tham gia BHYT thuận lợi nhất.

Bên cạnh việc nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam cũng đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Nếu như năm 2014, mới có 2.111 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH thì đến tháng 6 năm 2020 số cơ sở KCB BHYT là 2.571 cơ sở KCB, tăng 22% so với năm 2014. Đặc biệt, số cơ sở KCB tư nhân ký hợp đồng KCB BHYT đã tăng gần gấp đôi từ 424 cơ sở KCB năm 2014 lên 835 cơ sở KCB năm 2020.

Cơ hội tiếp cận với dịch vụ KCB BHYT ngày càng mở rộng, số lượt KCB BHYT được quỹ BHYT thanh toán cũng tăng mạnh. Nếu như năm 2009 mới có 92,1 triệu lượt KCB BHYT thì đến năm 2019 số lượt người đi KCB BHYT đã tăng gần gấp hai lần với 186 triệu lượt. Số chi khám bệnh, chữa bệnh từ quỹ BHYT cũng ngày càng tăng, từ 15,5 nghìn tỷ (tương đương 970 triệu USD) của năm 2009, tăng lên đến hơn 100 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD) của năm 2019.

Với hơn 18.000 dịch vụ kỹ thuật y tế bao gồm cả những dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn như: Can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật nội soi, MRI, CT, PET-CT… Hàng ngàn loại vật tư y tế bao gồm cả vật tư y tế thay thế như: Máy tạo nhịp tim, stent mạch vành, khớp nhân tạo… phạm vi quyền lợi về BHYT của Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là rộng rãi so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, BHXH Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Thực hiện liên thông, kết nối với tất cả cơ sở KCB trong cả nước và đã đưa hệ thống giám định điện tử đi vào hoạt động, một mặt kiểm soát được chi phí, nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT, giúp cải cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT hướng tới quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT, mặt khác thông qua đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân

Ngoài những thành tựu nêu trên thì trong thời gian vừa qua, ngành BHXH đã gây được ấn tượng mạnh mẽ khi tiến hành cấp mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT để nhằm quản lý xuyên suốt quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT, làm căn cứ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử thay thế cho thẻ BHYT chất liệu giấy.

Việc cấp một mã số BHXH duy nhất mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý và cả người tham gia, đáp ứng yêu cầu về quản lý cơ sở dữ liệu tập trung trên toàn quốc của ngành BHXH. Theo đó, cơ sở dữ liệu này giúp loại bỏ được tình trạng cấp trùng thẻ, chống các hành vi sử dụng thẻ giả, lạm dụng quỹ BHYT đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Hướng tới phát triển BHYT bền vững

BHYT là chính sách xã hội quan trọng, là một trong các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT cần có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển bền vững chính sách BHYT cũng đang gặp nhiều vấn đề thách thức trong thời gian tới như: Già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi... và đặc biệt là chi KCB BHYT không ngừng gia tăng. Từ năm 2017, quỹ BHYT bắt đầu trong tình trạng chi vượt quá thu trong năm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 20-NQ/TW đã đề ra là đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số và để phát triển BHYT bền vững, cần phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Theo đó, cần phát triển đối tượng tham gia BHYT bền vững, hiện tại số người dân chưa tham gia BHYT hiện nay tuy còn ít nhưng lại là thách thức không nhỏ, bởi đó là những người không có thu nhập ổn định, thuộc thị trường lao động tự do, thường khi có bệnh mới tham gia BHYT, đi ngược lại nguyên tắc chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT.

Hướng giải quyết đặt ra là ngành BHXH cần phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương để đề xuất những giải pháp hỗ trợ người dân tham gia BHYT, giúp những đối tượng này có những thuận lợi ban đầu khi tham gia BHYT.

Đồng thời có những giải pháp đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT bằng cách nâng cao nhận thức của người dân ý thức chia sẻ cộng đồng và cơ hội có nguồn tài chính vững chắc phòng khi không may mắc bệnh.

Ngành BHXH cũng cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, cho phép người tham gia BHYT thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia BHYT.

Ngoài ra, ngành BHXH cần có chính sách quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, an toàn nhưng cũng cần bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT; Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; Hoàn thiện các chính sách về BHYT, xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp, rà soát ưu tiên đưa vào danh mục quỹ BHYT chi trả đối với các dịch vụ y tế có tính chi phí hiệu quả cao; Bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT.

Đặc biệt, ngành BHXH cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với BHXH các tỉnh phố và các cơ sở KCB BHYT; Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hình thức lạm dụng BHYT cũng như các trường hợp người bệnh BHYT không được đảm bảo quyền lợi tối đa.

Với việc triển khai những giải pháp đồng bộ, hiệu quả như vậy, ngành BHXH sẽ đạt được mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và đảm bảo phát triển BHYT bền vững.

Phạm Lương Sơn

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Ngày 22/8, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác thông tin, truyền thông năm 2024 cho đội ngũ làm công tác truyền thông của ngành.
Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn đối với các đơn vị chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn đối với các đơn vị chậm đóng BHXH

TTTĐ - Sáng 21/8, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn đối với các đơn vị chậm đóng BHXH trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Hà Nội đẩy mạnh công tác thu, phát triển người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội đẩy mạnh công tác thu, phát triển người tham gia BHXH

TTTĐ - Thành phố Hà Nội được đánh giá là một trong các địa phương tiêu biểu trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nhờ vậy, trong 7 tháng năm 2024, kết quả thực hiện các chỉ tiêu đều tăng cao so với cùng kỳ và so với 31/12/2023.
Học sinh có thể đóng bảo hiểm y tế theo từng tháng BHXH & Đời sống

Học sinh có thể đóng bảo hiểm y tế theo từng tháng

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh, sinh viên và các quyền lợi thiết thực.
"Phủ sóng" gần 100% đối tượng BHXH & Đời sống

"Phủ sóng" gần 100% đối tượng

TTTĐ - Những năm qua, số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn phát triển ổn định và đạt tỉ lệ cao.
Tạo cơ sở pháp lý giúp người dân tham gia BHXH thuận lợi BHXH & Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý giúp người dân tham gia BHXH thuận lợi

TTTĐ - Luật BHXH năm 2024 sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có điều kiện thuận lợi tham gia trong lĩnh vực BHXH, nhất là trong việc tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ, chính sách về BHXH, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Chế độ hưởng lương hưu khi tham gia BHXH dưới 20 năm BHXH & Đời sống

Chế độ hưởng lương hưu khi tham gia BHXH dưới 20 năm

TTTĐ - Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng đủ số năm theo quy định và đủ điều kiện sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh BHXH & Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh

TTTĐ - Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 38-CT/TƯ, công tác phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn quận Hoàng Mai đã có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng. Số người tham gia BHYT tăng nhanh chóng.
Hải Dương: 192 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hải Dương: 192 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH

TTTĐ - Tính đến hết tháng 7/2024, có 192 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 3 tháng trở lên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Giảm khâu trung gian, chi trả trực tiếp lương hưu cho người hưởng BHXH & Đời sống

Giảm khâu trung gian, chi trả trực tiếp lương hưu cho người hưởng

TTTĐ - Để đảm bảo tốt quyền và lợi ích của người hưởng, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua nhiều phương thức khác nhau.
Xem thêm