Đại dịch đã tạo ra gần 26 nghìn tấn rác thải nhựa
Nghiên cứu cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến nhu cầu nhựa sử dụng một lần gia tăng, gây áp lực lớn đối với vấn đề rác thải nhựa toàn cầu vốn đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Số rác thải bị xả vào đại dương này đặt ra một vấn đề lâu dài cho môi trường, dần sẽ tích tụ trên các bãi biển”.
Hàng nghìn tấn khẩu trang, găng tay, bộ dụng cụ xét nghiệm đã theo dòng chảy của 369 con sông lớn trôi ra các đại dương. Khoảng 73% lượng xả thải là từ các sông Châu Á, kế đến là các con sông ở Châu Âu (11%), còn lại là từ các châu lục khác.
Rác thải có thể làm nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị tổn thương, thậm chí tử vong (Ảnh: iStock) |
Nghiên cứu trên được thực hiện bởi nhóm nhà nghiên cứu tại khoa Khoa học khí quyển trường Đại học Nam Kinh và Viện Đại dương học Scripps thuộc Đại học California ở San Diego. Nhóm đã sử dụng dữ liệu từ đầu đại dịch năm 2020 tới tháng 8/2021.
Đồng tác giả nghiên cứu Amina Schartup tại Viện Đại dương học Scripps chia sẻ: “Làm thuật toán, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy lượng rác thải y tế lớn hơn nhiều lượng rác thải từ cá nhân. Đa số rác thải bắt nguồn từ các nước Châu Á, kể cả những nước không có nhiều ca nhiễm Covid-19”.
Theo đó, 46% lượng rác thải nhựa xuất phát từ Châu Á, tiếp theo là Châu Âu (24%), Châu Mỹ (22%) và Châu Phi (8%).
Để xử lý số rác thải khổng lồ trên đại dương này, các tác giả nghiên cứu kêu gọi quản lý tốt hơn rác thải y tế tại các tâm dịch, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Họ cũng kêu gọi toàn cầu nâng cao nhận thức về ảnh hưởng môi trường của rác thải nhựa và phát triển các loại vật liệu thân thiện với môi trường.
"Hồi sinh rác thải nhựa” chung tay bảo vệ môi trường |
Các bãi biển du lịch ở Bali tràn ngập rác thải nhựa |
Việt Nam đối thoại quốc tế hướng tới giải quyết thách thức về nhựa đại dương |