Tag

Đại dịch Covid-19 “đè bẹp” ngành may mặc Châu Á

Nhìn ra thế giới 26/05/2020 12:07
aa
TTTĐ - Zarchi Lwin phải đem cầm cố hai chiếc vòng vàng, trang sức duy nhất của cô để đổi lấy khoảng 140 USD nhằm trang trải cuộc sống. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên công ty cô làm công nhân may gia công sản phẩm áo khoác mùa đông cho thương hiệu bán lẻ của Anh Next Plc, phải đóng cửa do không thể tìm được các đơn hàng mới.

Đại dịch Covid-19 “đè bẹp” ngành may mặc Châu Á

Nhiều công nhân ngành dệt may ở Châu Á bị mất việc do đại dịch (Ảnh: Nikkei)

Bài liên quan

Viễn cảnh ngành Du lịch thời Covid-19

Cơ hội trong khó khăn của ngành Du lịch Việt Nam

Dịch Covid-19 khiến làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh hơn

Ngành may mặc sau sự sụp đổ của “thời trang nhanh”

Theo Hiệp hội Quyền lao động (WRC), một tổ chức đấu tranh cho quyền của người lao động, cô Lwin là một trong hàng trăm nghìn công nhân ngành dệt may ở Châu Á bị mất việc. Những công nhân như cô Lwin phải duy trì cuộc sống hằng ngày với sự hỗ trợ phúc lợi và tem phiếu thực phẩm ít ỏi.

“Nếu có công việc và thu nhập ổn định, tôi có thể trả tiền điều trị y tế cho mẹ. Bây giờ không thu nhập, không việc làm, chúng tôi chẳng biết phải làm gì cả”, Lwin nói. Cô hiện đang sống với người mẹ 56 tuổi mắc bệnh phổi.

Hãng thời trang Next của Anh đã tạm thời đóng cửa toàn bộ cửa hàng của họ tại Anh quốc vì đại dịch. Trong một tuyên bố, công ty cho biết sẽ hủy một số đơn hàng may mặc và “nỗ lực để đối xử công bằng với các nhà cung cấp”.

Từ những năm 1960, Châu Á đã nổi lên là trung tâm sản xuất hàng may mặc của thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế của Liên hợp quốc, giá trị xuất khẩu các loại hàng hóa như quần áo, giày, túi xách… sang các thị trường Châu Âu, Mỹ và các quốc gia giàu có hơn tại Châu Á mỗi năm lên đến 670 tỷ USD.

“Sóng gió” tràn qua những công xưởng may của thế giới

Sau khi các cửa hàng không thiết yếu bị đóng cửa ở nhiều quốc gia và mọi người được yêu cầu ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, các nhà bán lẻ đình đám từ ASOS đến New Look đều hủy đơn đặt hàng với các nhà sản xuất sản phẩm dệt may.

Các chủ nhà máy ở Myanmar, Bangladesh và Campuchia ngay lập tức đóng cửa hàng ngàn nhà máy và cho các công nhân về nhà với trợ cấp ít ỏi hoặc thậm chí là không có gì.

Các nhà bán lẻ thường đặt hàng ít nhất là 3 tháng trước khi nhận hàng và thanh toán. Ban đầu, hầu hết các nhà bán lẻ hủy tất cả các đơn đặt hàng chưa thanh toán. Tuy nhiên, nhiều công ty sau đó đưa ra những điều chỉnh trong tháng 3 và 4 sau khi nhận nhiều phản đối. Họ chấp nhận thanh toán cho những lô hàng đã được sản xuất hay đang trong quá trình sản xuất dang dở.

May mặc là ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Myanmar (Ảnh: Libby Hogan)
May mặc là ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Myanmar (Ảnh: Libby Hogan)

Để hoàn thành các đơn đặt hàng đang chờ xử lý, khoảng một nửa trong số 4.000 nhà máy may mặc của Bangladesh đã mở cửa trở lại, theo các hiệp hội sản xuất hàng may mặc. Khoảng 150 trong số 600 nhà máy ở Myanmar đã đóng cửa; 200 trong số 600 nhà máy tạm ngừng hoạt động ở Campuchia.

Đối với những nhà máy đã mở cửa trở lại, họ đang chật vật trong việc tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và vệ sinh khử khuẩn, nhất là đối với môi trường chật hẹp trong công xưởng.

Theo ông Babul Akter, Chủ tịch Hiệp hội công nhân công nghiệp và may mặc Bangladesh, phần lớn các nhà máy không tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn. Ông cũng cho biết thêm, nhiều công nhân đang làm việc trong ngành may mặc đã xác định dương tính với virus SARS-CoV-2.

Một số đơn hàng bắt đầu quay trở lại. Gã khổng lồ H&M cho biết chỉ tạm ngưng các đơn hàng trong vòng 2 tuần, thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh vào tháng 4. Trong khi đó, Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới của Mỹ cho biết đã bắt đầu đặt hàng trở lại với các nhà sản xuất Châu Á.

Đối mặt lựa chọn ở lại hay về quê?

Bất chấp có các đơn đặt hàng mới, một số nhà sản xuất hàng may mặc cho biết khối lượng công việc vẫn ở mức thấp. Do đó, nhiều nhà máy ở Myanmar, Bangladesh và Campuchia sẽ không thể tồn tại.

Điều đó có nghĩa phụ nữ trẻ, chiếm phần lớn lực lượng lao động sẽ không có việc làm. Họ phải đứng giữa sự lựa chọn quay về quê hương, nơi có rất ít cơ hội việc làm hay ở lại thành phố chờ đợi các nhà máy quay trở lại hoạt động hết công suất.

Tại Myanmar, may mặc là ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế, chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu. Đây cũng là con đường thoát nghèo của hàng trăm nghìn người di cư từ nông thôn ra thành phố.

Liên minh Châu Âu đã thành lập một quỹ trị giá 5 triệu euro để trả một phần tiền lương trong vòng 3 tháng cho những công nhân bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19 ở Myanmar. Chính phủ Myanmar cũng hứa hẹn sẽ chi trả 40% tiền lương cho những công nhân mất việc làm do các nhà máy bị đóng cửa. Theo hiệp hội sản xuất hàng dệt may Myanmar, con số này hiện đã lên tới 58.000 người.

Đại dịch Covid-19 “đè bẹp” ngành may mặc Châu Á

Tình hình tại Bangladesh cũng tương tự. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA), khoảng 1 triệu công nhân buộc phải thôi việc vào cuối tháng 3; Khoảng 75.000 người lao động không được trả lương trong tháng 3 và ước tính sẽ có thêm hàng chục nghìn lao động bị nợ lương.

Banesa Begum, công nhân người Bangladesh, 21 tuổi, đã bị nhà máy sản xuất quần áo cho Zara sa thải. Cô cho biết hiện không có gì để gửi cho cha mẹ ở quê nhà, những người là nông dân ở phía Bắc đất nước.

“Tôi biết họ đang không có gì để ăn”, Begum chia sẻ. Lương của cô trước đây cũng dành một phần để trang trải học phí cho hai em trai. “Tôi không biết phải lo tiền học cho chúng như thế nào. Tất cả những giấc mơ của tôi đều tan vỡ”, cô trải lòng.

Bangladesh là quốc gia sản xuất hàng dệt may lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc với 4,1 triệu lao động tham gia ngành may mặc, tương đương 2,5% dân số. Những nhà sản xuất dệt may ở Bangladesh ước tính đã mất đi số đơn hàng xuất khẩu với tổng trị giá gần 3 tỷ USD kể từ đầu tháng 4.

Ở Campuchia, nơi có khoảng 60.000 công nhân may mặc đang tạm thời bị cho nghỉ việc được cam kết nhận khoảng 70 USD/tháng. Trong đó, 40 USD đến từ chính phủ và 30 USD đến từ chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số đó chỉ bằng hơn một phần ba mức lương tối thiểu hiện tại.

Tại thủ đô Phnom Penh, Rom Phary, 39 tuổi, cho biết, cô và chồng đang phải gánh khoản nợ lên tới 550 USD kể từ lúc mất việc tại một nhà máy vào đầu tháng 3.

Cô và gia đình đang sống nhờ nguồn gạo từ thiện do một tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Campuchia phân phát. Phary đã thuyết phục chủ nhà trọ tạo điều kiện để được ở lại và miễn phí tiền thuê, nếu không cô và gia đình buộc phải quay về quê.

“Nếu phải quay về quê, chúng tôi không biết sẽ làm gì để sống”, cô Phary nói.

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm