Tag

Đại biểu HĐND TP Hà Nội đề xuất có Đề án riêng xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở

Tin tức 25/04/2022 12:04
aa
TTTĐ - Nhiều đại biểu HĐND TP đề nghị UBND TP Hà Nội cần có lộ trình, giải pháp cụ thể để đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở. Có đại biểu nêu câu hỏi về việc "Cần thiết xây dựng một Đề án riêng cho lĩnh vực này?"
Cần đầu tư các thiết chế văn hóa, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp Hà Nội: Sắp diễn ra phiên giải trình về khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa, thể thao

Nhiều mục tiêu xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ cở chưa hoàn thành

Tại phiên giải trình của HĐND TP Hà Nội về đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố sáng 25/4, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (tổ Tây Hồ) nêu thực trạng, mặc dù trong những năm qua, HĐND thành phố có những cơ chế đặc thù, các quận cũng hỗ trợ các huyện khó khăn để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa.

Tuy nhiên đến nay, nhiều mục tiêu xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở chưa hoàn thành, như nhà văn hóa thôn làng mới đạt 97% so với yêu cầu 100% vào năm 2020; 5 đơn vị chưa có nhà văn hóa cấp huyện. Trong khi đó còn 50,5% nhà văn hóa thôn, tổ dân phố chưa đạt chuẩn, nhiều nhà văn hóa xuống cấp không chỉ ở các huyện khó khăn, mà còn ở các quận...

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp và lộ trình để khắc phục và nêu câu hỏi: Có cần thiết xây dựng một Đề án riêng cho lĩnh vực này?

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà chủ trì phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà chủ trì phiên thảo luận

Các đại biểu Nguyễn Bích Thủy (tổ đại biểu Cầu Giấy), đại biểu Phạm Thị Thanh Hương (tổ đại biểu Ứng Hòa) và đại biểu Hoàng Thị Tú Anh (tổ đại biểu huyện Phúc Thọ) phản ánh một số thiết thế văn hóa thể thao chưa đồng bộ, xuống cấp, nhiều năm chưa được quan tâm đầu tư cải tạo, như Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội (Tăng Bạt Hổ) và Nhà văn hóa học sinh sinh viên (37 Trần Bình Trọng). Đại biểu đề nghị UBND thành phố nêu nguyên nhân chậm triển khai và giải pháp thời gian tới. Ngoài ra, một số khu chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố hiện chưa bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng, đại biểu đề nghị thành phố nêu lộ trình giải quyết.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, hiện nay huyện còn 3 thôn mới chia tách nên chưa có nhà văn hóa. Trong đó, 1 nhà văn hóa đã được đấu thầu để triển khai, 2 nhà văn hóa còn lại đã phê duyệt chủ trương và chuẩn bị đầu tư. Đối với nhà văn hóa huyện, hiện đã đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn, với quy mô trên 10 nghìn m2, tổng mức đầu tư trên 80 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, khi mới về Hà Nội, hạ tầng của huyện còn thiếu, đến nay huyện đã hoàn thành xây dựng nhà văn hóa tại 84/99 thôn; 15 nhà văn hóa còn lại huyện sẽ hoàn thành trong năm 2022. Ngoài ra, đối với nhà văn hóa xã, thị trấn, huyện đang tập trung chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm 2022, năm 2023 và 2024 sẽ hoàn thành xây dựng 12 nhà văn hóa xã; 6 nhà văn hóa xã còn lại sẽ hoàn thành trong năm 2025.

Về các nhà sinh hoạt cộng đồng trong khu chung cư tái định cư, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, toàn thành phố có 187 tòa, trong đó có 175 tòa chung cư tái định cư và 12 tòa có diện tích tái định cư nằm trong các chung cư thương mại. Hiện nay, Sở đã rà soát, trong 175 tòa chung cư tái định cư, 81 tòa có thiết kế nhà sinh hoạt cộng đồng, 94 tòa không có thiết kế diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng. Trong đó, 70/81 tòa đã bố trí và bàn giao nhà sinh hoạt cộng đồng cho ban quản trị; 11 tòa chưa thành lập ban quản trị nên chủ đầu tư chưa bàn giao để phục vụ mục đích nhà sinh hoạt cộng đồng.

Đối với 94 tòa không có diện tích bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng, Sở đã rà soát, bố trí, thu hồi phần diện tích kinh doanh dịch vụ để chuyển đổi công năng sang nhà sinh hoạt cộng đồng. Hiện nay, 73 tòa hoàn thành việc bố trí chuyển đổi. 8 tòa đang tiếp tục rà soát để bố trí chuyển đổi và hoàn thành chậm nhất trong quý IV/2022...

Triển khai 6 nhóm giải pháp

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên giải trình
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên giải trình

Trả lời chung về nhóm nội dung này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, trong suốt thời gian vừa qua, công tác đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao đã được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo, đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, làm cơ sở cho việc triển khai. Trong giai đoạn 2016-2020, thành phố đã tăng thêm 60 nhà văn hóa cấp xã, 508 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng. Hiện còn thiếu 40 nhà văn hóa, trong đó 23 nhà văn hóa vướng mắc chưa có địa điểm triển khai, 17 nhà văn hóa chưa có thủ tục bố trí vốn để triển khai dự án.

Tuy được quan tâm, nhưng còn một số đơn vị thiếu thiết chế văn hóa, trong khi công tác quản lý, sử dụng các thiết chế còn một số bất cập. Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho rằng, nguyên nhân là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền đối với việc hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao chưa thực sự quyết liệt, chưa quan tâm đúng mức. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành thành phố cũng chưa tích cực, dẫn đến chậm tiến độ. Ngoài ra, kinh phí đầu tư từ thành phố đến cơ sở cũng hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi việc thu hút nguồn lực xã hội, nhất là ở các huyện còn khó khăn...

Để hoàn thành các mục tiêu theo yêu cầu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, TP sẽ tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp. Trong đó, TP tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy các kết quả đạt được, tập trung thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở; Rà soát cập nhật quy hoạch văn hóa Hà Nội vào Quy hạch chung của thành phố; Tập trung nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội cho công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý và khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa trên địa bàn thành phố; Tập trung ban hành các cơ chế chính sách cho các thiết chế văn hóa thể thao, phù hợp với thực tế;

Đồng thời, TP chú trọng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư các thiết chế văn hóa; Ban hành quy chế quản lý, khai thác và hoạt động của các nhà văn hóa cấp xã, thôn, tổ dân phố; Ban hành hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn...

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét 20 nội dung thuộc thẩm quyền.
Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22). Kỳ họp diễn ra trong một ngày, nhằm xem xét các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới Tin tức

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

TTTĐ - Ngày 28/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp Tin tức

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

TTTĐ - TP Hà Nội tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 đơn vị hành chính cơ sở mới, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn của Hà Nội.
Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở Tin tức

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

TTTĐ - Nhấn mạnh công tác sắp xếp cán bộ là hết sức quan trọng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu tập thể Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ phải đoàn kết, bản lĩnh, khách quan, dân chủ tìm được cán bộ xứng đáng tổ chức bộ máy cấp cơ sở...
BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính Tin tức

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) tổ chức Hội nghị lần thứ hai mươi hai họp bàn 2 nhóm nội dung quan trọng.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương Tin tức

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).
Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời” Tin tức

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

TTTĐ - Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương xóa tư duy “biên chế suốt đời”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng Tin tức

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng

Ngày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025.
Xem thêm